xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xích Điểu - nhà báo, nhà thơ trào phúng đã ra đi

Đoàn Minh Tuấn

Xích Điểu - nhà báo, nhà văn xuất sắc ở Hà Thành, sinh ngày 5-4-1913 tại xã Dục Tú, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, thuộc gia đình nho học. Thiếu thời, ông sống trong một nếp nhà có truyền thống yêu nước. Do đó, ông sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1930, học trung học, thi tú tài xong, ông bắt đầu làm báo, viết văn. Mới đầu, Xích Điểu viết cho Thời báo Nông công thương và Phụ nữ thời đàm. Sau đó ông viết sách, viết truyện dài, truyện ngắn; năm 1932 đã in tiểu thuyết Cô lái đò sông Thương, một chuyện tình lãng mạn; năm 1933, viết truyện khoa học viễn tưởng Hy sinh.

Tên thật là Nguyễn Văn Tước, Xích Điểu ký nhiều bút danh, trong đó có Trần Minh Tước, Minh Tước, Thương Biền... Trong các thể loại văn học, báo chí, ông thuận về thể thơ trào phúng. Thời kỳ mặt trận dân chủ (1935), ông đã viết cho các tờ báo tiếng Pháp Le Travail (Lao động), L’Essor Indochinois (Đông Dương cất cánh). Đi dần vào Nam như xu hướng và trào lưu của những nhà báo cách mạng đương thời, ông đến Sài Gòn vừa dạy học để kiếm sống, vừa viết cho báo Le Peuple (Nhân dân) và báo Mới. Với sở trường quen thuộc, với học vấn uyên bác, ông thường viết tiểu phẩm ngắn, rất sắc và rất khỏe. Xích Điểu còn nhạy bén trong phê bình văn, thơ. Lúc bấy giờ, nhà thơ Tố Hữu (1937) còn ít bạn đọc biết đến, ông đã định hướng cho giới trí thức trẻ trong bài văn chính luận Tố Hữu nhà thơ của tương lai và Mấy chùm hoa thơ của tuổi trẻ, Xích Điểu đã nhiệt thành ngợi ca cách mạng vô sản và tiên đoán tài thơ của Tố Hữu giữa lúc thi ca cách mạng còn trong trứng nước. Năm 1939, thực dân Pháp bắt ông và lưu đày ông ở ngục Sơn La.

Hòa bình lập lại năm 1954, ông về thủ đô giữ nhiệm vụ giám đốc Sở Báo chí Trung ương và góp phần lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam với cương vị phó tổng thư ký thường trực. Trong bộn bề công việc, nhà báo Xích Điểu vẫn dành thì giờ viết thường xuyên cho Nhân văn, Văn nghệ, Thống nhất, Đài Tiếng nói Việt Nam... Từ 1955 - 1975, suốt 20 năm trường, ông viết hàng trăm vở kịch ngắn truyền thanh đầy tính chiến đấu và bao tiểu phẩm, thơ đả kích đánh trực diện vào chủ nghĩa thực dân mới xâm chiếm miền Nam. Bên cạnh là các tập thơ Cướp mới, cướp cũ, tiểu thuyết trào phúng Ba xoay diễn nghĩa, các tập tiểu phẩm Trắng đen (1960), Sau mặt nạ nhân vị (1961), Người hay vật (1962), Cái đuôi chó (1969), Chủ nghĩa lưu manh hiện đại (1979) và tiểu thuyết Mệnh phụ cuồng mê (1989), ông chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của giai cấp, của nhân dân, phê phán các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và bọn phản động quốc tế... Là thủ trưởng của tôi những ngày ở báo Thống nhất, ông làm việc và viết rất nhanh, rất khỏe, lớp trẻ chúng tôi lúc bấy giờ đều bái phục sức sáng tác của ông - một cây bút có tầm cỡ trong làng báo, làng văn hiện đại Việt Nam. Ông vốn là cộng tác viên nhiều năm liền của tuần báo Văn nghệ và các bài tiểu phẩm thơ trào phúng đả kích dưới bút hiệu Xích Điểu.

Nhân sinh nhật 85 tuổi, nhà thơ Xích Điểu có mấy vần cảm tạ bạn bè:

Cảm tạ lời mừng tuổi tám lăm

Cộng đồng tình nghĩa tự cao thâm

Vượt xa dương lịch hai ngàn ấy

Tô đẹp thêm đời mấy chục xuân.

Cả một đời cống hiến cho báo chí và thơ ca cách mạng, Xích Điểu xứng đáng là kiện tướng của làng báo, làng văn nước ta.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo