xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đỏ mắt kiếm thợ lành nghề

Bài và ảnh: Huỳnh Nga

Nhiều doanh nghiệp đặt hàng cho các trường, tuyển vào đào tạo lao động kỹ thuật cao nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu

“Năm 2008, chúng tôi đưa nhà máy sản xuất van chân không, các dụng cụ bán dẫn vào hoạt động. Khi nhà máy khánh thành với đầy đủ trang thiết bị hiện đại nhưng chúng tôi tìm không ra đội ngũ lao động kỹ thuật chuyên về vận hành máy CNC”. Ông Lê Phước Vinh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nor-Cal VN (đóng tại KCN Đồng An, Bình Dương), đã than phiền như vậy tại hội nghị “Lấy ý kiến doanh nghiệp về dự thảo chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020” do Tổng cục Dạy nghề Bộ LĐ-TB-XH tổ chức tại Bình Dương cuối tuần qua.

img

Học viên Trường Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương thực hành trên hệ thống MPS


Không thể sản xuất được...


Cuộc tìm kiếm nhân lực của Công ty Nor-Cal VN càng trở nên nhiêu khê hơn khi nhà máy chính thức đi vào hoạt động. Ông Vinh kể: “Không thể ngó máy móc nằm im vì thiếu người vận hành, tôi đành đến Trường ĐH Bách khoa TPHCM để tìm kiếm kỹ sư CNC nhưng nơi đây trả lời là không có nhân lực. Nghe lời bạn bè giới thiệu, tôi đến Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng để tìm 20 kỹ thuật viên. Sau khi liên hệ, trường yêu cầu tôi gởi điều kiện tuyển dụng cùng mức lương, chính sách phúc lợi... Cứ tưởng lần này chắc sẽ có lao động nhưng thật không ngờ, gần một năm trôi qua, tôi không nhận được một sinh viên nào từ trường gởi đến. Không thể ngồi chờ, tôi lại đăng báo, đồng thời lên Trường CĐ Nghề VN - Singapore tuyển sinh viên mới ra trường. Sau đợt ấy, công ty tuyển được hơn 10 người. Đến tháng 6-2009, do yêu cầu cấp thiết về nhân lực, chúng tôi lại đến Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng tìm lao động. Trường lại yêu cầu chúng tôi gởi điều kiện tuyển dụng và hứa trong tháng 9, khi sinh viên tốt nghiệp, trường sẽ cung ứng. Nhưng giờ đã đến tháng 10, công ty tôi vẫn không nhận được một sinh viên nào từ trường gởi đến”.


Cũng như Nor-Cal VN, năm 2009, Công ty Memsonics chuyên sản xuất linh kiện cảm ứng từ cho xe hơi, điện thoại di động, thiết bị ứng dụng, y khoa... đóng tại KCN Đồng An, Bình Dương đi vào hoạt động cũng lâm vào cảnh thiếu hụt nhân lực mặc dù trước đó, công ty đã từng có nhà máy tại Trung Quốc, Thái Lan. Ông Lương Hoàng Nguyên, chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc điều hành công ty, cho biết: “Khi đầu tư vào VN, điều trở ngại lớn nhất mà công ty gặp phải chính là nguồn nhân lực. Hiện chúng tôi có nhiều đơn hàng nhưng không thể sản xuất kịp vì thiếu lao động. Trước khó khăn đó, chúng tôi buộc phải làm 3 ca để bảo đảm sản phẩm đáp ứng nhu cầu đặt hàng của khách”. 


Lại loay hoay... “tự cứu”


Lao động kỹ thuật cao thiếu hụt trầm trọng khiến cho các doanh nghiệp phải loay hoay tìm kiếm. Nhiều doanh nghiệp trở nên e dè hơn khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao vốn được khuyến khích để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp nước nhà. Cuối năm 2009, để thực hiện những dự án trong nước và quốc tế về chế tạo, lắp đặt các công trình dầu khí trên bờ và ngoài khơi, Công ty Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (TP Vũng Tàu) cần tuyển 500 công nhân hàn tiện 6G và 1.000 lao động lắp ráp kết cấu, lắp ráp ống công nghệ. Ông Trần Công Chiếu, trưởng phòng tổ chức nhân sự công ty, cho biết: Với thợ hàn công nghệ cao 6G, chúng tôi trả lương khoảng 200.000 đồng/người/ngày. Còn với công nhân lắp ráp, mức lương rao tuyển từ 3 triệu đến 5 triệu đồng/tháng. Thế nhưng vẫn không có lao động để tuyển. Vì vậy, chúng tôi phải tự đào tạo là chính”. Cũng theo ông Chiếu, chỉ riêng với việc đào tạo thợ hàn kỹ thuật cao, công ty phải mất 8 triệu đồng cho một người/tuần.


Còn tại Intel VN, sau khi đặt hàng tuyển dụng từ nhiều nguồn nhưng số lao động kỹ thuật cao được đáp ứng không đáng kể, công ty nghĩ đến cách tự xoay xở. Cách đây 3 tháng, Intel VN đã đưa 28 sinh viên sang Mỹ du học theo chương trình học bổng kỹ thuật. Chỉ riêng việc đầu tư cho các sinh viên đi học trong 2 năm, Intel đã chi phí 2 triệu USD và hy vọng sau này họ sẽ trở thành những nhà quản lý, tiếp tục đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật kế thừa cho doanh nghiệp.


Ông Trần Văn Liễu, Trưởng Ban Quản lý các KCN Bình Dương, nhận xét: Chỉ riêng tại Bình Dương, hơn 200.000 lao động đang làm việc tại các KCN chủ yếu do doanh nghiệp tự đào tạo. Điều này cho thấy việc “tự cứu” của doanh nghiệp trong việc tạo nguồn đã trở nên vô cùng quan trọng”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo