xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nên cải tổ hệ thống dạy nghề

HỒNG LÊ THỌ

Trên cơ sở của Luật Dạy nghề có hiệu lực từ tháng 6 - 2007, dựa theo kinh nghiệm của Nhật Bản, có thể gợi ý một mô hình đào tạo nghề chia làm 3 cấp: “trung học thực nghiệp”, “trung học kỹ thuật” và “cao đẳng kỹ thuật”. Trong đó, hai cấp đầu chú trọng đến lực lượng lao động đông đảo nhất vốn có trình độ học vấn thấp, bậc THCS và tiểu học, với chương trình học nghề 2 - 3 năm để tạo ra lực lượng công nhân có kỹ năng và công nhân kỹ thuật bậc trung...

Đừng phân tán dạy nghề

Làm như trên, thiết nghĩ với quy mô dạy nghề khoảng 1.000 - 2.000 học sinh/trường, trong 5 năm đào tạo 5.000 - 10.000 học sinh/trường, chúng ta đã có một lực lượng công nhân có kỹ năng đáng kể để đáp ứng yêu cầu phát triển của mỗi địa phương. Nếu bài toán này được áp dụng khắp các tỉnh, thành trên cả nước và có nguồn ngân sách bảo đảm kể cả những chính sách cho vay để học, khuyến khích việc lập trường tư thục dạy nghề ngoài những cơ sở đào tạo công hay bán công... thì triển vọng phát triển với nguồn nhân lực dồi dào là điều hoàn toàn khả thi.

Vấn đề là đầu tư cho dạy nghề và tổ chức hệ thống quản lý như thế nào cho hiệu quả. Đề án của Chính phủ giao Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đào tạo nghề cho thanh niên có thể trở thành hiện thực. Việc chi 16.000 tỉ đồng sử dụng vào cho vay tài chính (qua việc kết hợp với ngân hàng), vận động học nghề và hỗ trợ giới thiệu việc làm... cho thanh niên (đoàn viên) như bản dự thảo đề án của Trung ương Đoàn thì có quá “xa xỉ” lắm không?

Theo công bố mới đây của Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, hằng năm sẽ dành 10%-12% ngân sách giáo dục (tương đương với 7.000-7.500 tỉ đồng/năm) cho dạy nghề. Sẽ có ý nghĩa hơn khi số tiền khổng lồ - trước mắt là 10.000 tỉ đồng như quyết định của Chính phủ - được dùng vào việc xây dựng cơ sở, trường, nâng cao chất lượng dạy nghề; thay vì giao phó cho Trung ương Đoàn đứng ra tác nghiệp ở một lĩnh vực ngoài tầm tay của mình, không có kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên môn.

Điều quan trọng hơn cả là hệ thống dạy nghề của chúng ta hiện nay nên để cho Tổng cục Dạy nghề quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương, thay vì phân tán quyền qua sở LĐ-TB-XH các tỉnh, thành như lâu nay, nặng về trách nhiệm dạy nghề để xóa đói giảm nghèo là chủ yếu.

Cần thay đổi tư duy

Liệu đến năm 2010, VN có 50% lao động qua đào tạo nghề như mục tiêu Chính phủ đặt ra, nếu không có những quyết sách về đào tạo nguồn nhân lực hợp lý? Nguồn nhân lực, lao động có kỹ năng được các nhà đầu tư xem như là “nút thắt” cản trở, quyết định tính khả thi của dự án đầu tư. Cho nên việc đào tạo nghề, kỹ năng cho thanh niên, lao động nông thôn vô cùng cấp bách trong tình hình hiện nay, khi mà các dự án đầu tư nước ngoài có xu hướng gia tăng ở các địa phương.

Bộ GD-ĐT nghĩ sao khi chủ trương thực hiện tăng học phí và tích cực xã hội hóa giáo dục trong những năm tới, chăm bẳm vào chỉ tiêu cho ra “lò” 20.000 tiến sĩ với hàng chục ngàn tỉ đồng trong 8 năm tới? Trong khi đó, chỉ dành 5.500 tỉ đồng (ước tính) cho chương trình tăng cường năng lực dạy nghề nhằm giảm nghèo cho hơn chục triệu lao động trong 3 năm tới từ ngân sách 20.000 tỉ đồng vừa mới được Chính phủ phê duyệt gần đây. Một sự chênh lệch trái khoáy và mất cân đối nếu nhìn từ thực tế và yêu cầu của xã hội, mặc dù Bộ GD-ĐT cũng như Bộ LĐ-TB-XH đã tỏ ra sốt sắng hơn trong việc tạo nghề cho thanh niên, Chính phủ phê duyệt cấp kinh phí hỗ trợ việc làm và dạy nghề qua các chương trình, dự án (của hai bộ nói trên) cũng như đề án của Trung ương Đoàn.

Rõ ràng, không phải Nhà nước thiếu tiền cho dạy nghề mà là thiếu sự hợp nhất, tập trung đầu mối và hệ thống tổ chức hợp lý. Việc cải tổ hệ thống dạy nghề, thay đổi trong chính sách giáo dục, dạy nghề và đầu tư nhằm cải thiện nguồn nhân lực trong tương lai phải được xem xét thấu đáo. Cần có sự thay đổi mạnh mẽ để thoát khỏi tư duy xem thường việc dạy nghề trong nền giáo dục phổ thông, dừng lại ở nhận thức xóa đói giảm nghèo không hiệu quả.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo