VnMoney
09/01/2023 20:46

Đi qua bất ổn trên thị trường tài chính tiền tệ: Nhận diện năng lực của Vietcombank

(NLĐO) - Năm 2022 gắn với nhiều biến cố hiếm gặp trên thị trường tài chính cả trong và ngoài nước nhưng hệ thống ngân hàng Việt Nam về cơ bản vẫn trụ vững

Nổi lên trong đó, không thể không nhắc tới Vietcombank, ngân hàng được cho là chuẩn mực xét trên các mặt: Nghĩa vụ đối với nền kinh tế, bảo đảm khả năng sinh lời vốn của cổ đông Nhà nước và đại chúng cũng như cáng đáng các sứ mệnh khác của một định chế tạo lập thị trường...

Đầu năm 2022, Việt Nam gần như thích nghi hoàn toàn với đại dịch Covid-19 bởi chính sách phủ kín vắc xin mũi 3 trên diện rộng trước đó. Khép lại cánh cửa giãn cách, từ người dân đến doanh nghiệp, cơ quan quản lý kinh tế hăm hở bắt tay lại từ đầu sau 2 năm "ngủ đông" vì dịch bệnh.

Rủi ro bủa vây

Cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra và hệ quả là toàn thế giới hứng chịu giá dầu, khí đốt lên mức cao ngất ngưởng trong khi chuỗi cung ứng nguyên liệu bị đứt gãy sau 2 năm do Covid-19 vẫn chưa phục hồi do Trung Quốc tiếp tục chính sách "zero Covid".

Kinh doanh trong môi trường đầy bất ổn, Vietcombank vừa phải chịu va đập của thị trường, vừa phải đảm bảo hiệu quả đồng vốn với cổ đông, đặc biệt là khi cổ đông Nhà nước đang nắm giữ 74,8% vốn điều lệ, vừa thực hiện các nghĩa vụ với thị trường trên vai trò là định chế tạo lập.

Ở một bình diện khác, đại dịch Covid-19 hoành hành suốt năm 2019 đã phủ gam màu xám lên bức tranh kinh tế của Mỹ. Tính đến quý II-2020 so với cùng kỳ 2019, hầu hết chỉ số kinh tế nước này giảm sút kỷ lục. Cả thế giới ngỡ ngàng khi GDP của Mỹ giảm tới 30% chỉ trong vòng 1 quý, làm tan biến thành quả GDP của 5 năm trước; sản lượng công nghiệp giảm trên 42%, mức giảm lớn nhất trong 1 quý kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Những chỉ dấu này tiên lượng khả năng Mỹ đang ở giai đoạn đầu của suy thoái kinh tế, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Với châu Âu, tình hình cũng không khá hơn. Suy thoái buộc các nền kinh tế hàng đầu thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, họ tung hàng loạt gói kích thích với mong muốn nhanh chóng phục hồi kinh tế, tạo nên hiệu ứng "tiền rẻ" lan khắp thế giới. Chỉ tính từ tháng 3-2020 đến tháng 3-2021, Quốc hội Mỹ thông qua các gói nới lỏng với tổng giá trị tới 5,8 ngàn tỉ USD, chiếm 28% GDP nước này.

Như hai mặt của đồng xu, các gói kích thích nói trên đã góp phần phục hồi nhanh kinh tế nhưng cũng là mồi lửa nhóm lên cơn bão lạm phát và Mỹ là trường hợp điển hình ở tình huống này. Để cứu vãn lạm phát, chỉ tính riêng trong năm 2022, FED tiến hành nâng lãi suất 7 lần.

Hành động quyết liệt mang tính "diều hâu" của FED đã làm cho đồng USD đắt giá và tạo nên xu hướng tháo chạy của đồng tiền này khắp nơi trên thế giới. Để bảo vệ giá trị nội tệ, hầu hết ngân hàng trung ương các nước phải thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, chịu đau khi hy sinh phục hồi kinh tế. Và Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu hướng này.

Nền kinh tế Việt Nam sau 2 năm vật lộn vì đại dịch, hầu hết mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh ngưng trệ, đang chuẩn bị bắt tay làm lại từ đầu, đã phải đối mặt với cú bồi đứt gãy chuỗi cung ứng, giá năng lượng tăng kỷ lục từ cuộc xung đột Nga - Ukraine nay lại thêm áp lực tỉ giá.

Thống kê của trang dữ liệu Wichart về tỉ giá bán ra từ một ngân hàng đứng đầu kinh doanh ngoại tệ cho thấy, VND mất giá tới 8,51% trong khoảng thời gian từ 21-10-2022 đến 29-11-2022. Thực ra, áp lực tỉ giá với Việt Nam bắt đầu từ cuối quý I-2022 khi mà cả thế giới dồn dập tăng lãi suất bảo vệ nội tệ như nói trên.

Trước tình huống này, Ngân hàng Nhà nước buộc phải tăng lãi suất để bảo vệ VND và kiểm soát lạm phát. Với 2 lần điều chỉnh tăng lãi suất điều hành, đã kéo theo lãi suất huy động lên tới mức 8%-11%/năm và lãi suất cho vay tới 15%-16%, gây áp lực rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng trong việc cân đối thanh khoản. Bù lại, đến cuối năm 2022, tỉ giá và lạm phát đã được kiểm soát ở mức hợp lý.

Nhìn lại giai đoạn từ năm 2019 đến hết năm 2022, hoạt động của hệ thống ngân hàng đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Năm 2020 và 2021 gần như tín dụng rất khó đẩy ra vì mọi hoạt động của nền kinh tế ngưng trệ do đại dịch Covid-19. Từ đó, xuất hiện dòng vốn giá rẻ chảy ào ạt vào chứng khoán và bất động sản, tạo nên những cơn sốt đột biến trên 2 thị trường này.

Bước sang 2022, các ngân hàng lại đối mặt với việc lãi suất bị nâng cao, khiến thanh khoản của nhiều ngân hàng bị căng thẳng. Thậm chí, có nhiều thời điểm, việc vay mượn trên liên ngân hàng buộc phải có tài sản bảo đảm, điều rất hiếm gặp trên kênh vốn này.

Kinh doanh trong môi trường đó, Vietcombank vừa phải chịu va đập của thị trường, vừa phải đảm bảo hiệu quả đồng vốn với cổ đông, đặc biệt là khi cổ đông Nhà nước đang nắm giữ 74,8% vốn điều lệ, vừa thực hiện các nghĩa vụ với thị trường trên vai trò là định chế tạo lập.

Lợi nhuận bền vững nhờ đa dạng hóa nguồn thu và tiết giảm chi phí

Như nói trên, dù là ngân hàng chuẩn mực từ vận hành đến năng lực tài chính nhưng với Vietcombank, việc đối mặt với những khó khăn của thị trường để giải bài toán hiệu quả kinh doanh cũng không hề đơn giản.

Theo cập nhật mới nhất, tính đến hết năm 2022, bức tranh lợi nhuận của Vietcombank vẫn giữ được phong độ vốn có; tuy nhiên, khác biệt là sự đa dạng trong cấu trúc lợi nhuận và đặc biệt là tiết giảm chi phí vận hành.

Thứ nhất, bên cạnh thu nhập từ lãi chiếm khoảng 77% thì thu dịch vụ (sau khi thực hiện miễn toàn bộ phí giao dịch chuyển tiền trên kênh số, phí quản lý tài khoản… với số phí đã miễn ước tính trên 1.500 tỉ đồng) vẫn đạt được mức tăng trưởng khá. Trong đó, có sự đóng góp lớn của dịch vụ tài trợ thương mại, với doanh số tăng trưởng ~32% và thị phần nâng từ 15% lên 18,5%, thêm 3,5% so với năm trước, thu nhập thuần từ dịch vụ tài trợ thương mại tăng trưởng tới ~46%.

Đi qua bất ổn trên thị trường tài chính tiền tệ: Nhận diện năng lực của Vietcombank - Ảnh 1.

Xét về chi phí hoạt động, Vietcombank là đơn vị kiểm soát chi phí hoạt động khá tốt, thể hiện ở hệ số CIR (Cost to Income Ratio, phản ánh chi phí trên thu nhập của ngân hàng, hệ số này càng thấp thì hiệu quả hoạt động tài chính càng cao).

Một nguồn thu dịch vụ thứ hai là phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance). Đây là năm thứ 3, Vietcombank triển khai thỏa thuận với đối tác Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam (FWD) phát triển loại hình dịch vụ này. Tốc độ tăng trưởng doanh số từ dịch vụ này trong năm qua lên tới 135%, gấp đôi so với mức tăng bình quân chung của toàn thị trường, thể hiện tốc độ bứt phá rất nhanh của ngân hàng này.

Ngoài ra, đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả thu ngoài lãi còn có sự góp mặt của nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ với tốc độ tăng trưởng thu nhập gần 32% trong năm qua.

Thứ hai, xét về chi phí hoạt động, Vietcombank là đơn vị kiểm soát chi phí hoạt động khá tốt, thể hiện ở hệ số CIR (Cost to Income Ratio, phản ánh chi phí trên thu nhập của ngân hàng, hệ số này càng thấp thì hiệu quả hoạt động tài chính càng cao).

Năm 2022, hệ số CIR của ngân hàng được quản trị ở mức rất thấp, chỉ 31%, tương đương năm 2021, thấp hơn nhiều mức 34%-35% của các năm trước và khá thấp so với mặt bằng chung của thị trường.

Một điểm nổi bật tiếp theo về kiểm soát chi phí là trích lập dự phòng rủi ro. Năm 2022 là năm rất khó khăn nhưng nhờ kiểm soát tốt chất lượng tín dụng nên chi phí dự phòng dù đã được trích lập đầy đủ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và thông lệ quốc tế nhưng cũng chỉ ở mức ~ 9.400 tỉ đồng, thấp hơn mức 11,7 ngàn tỉ đồng của năm 2021. Đây chính là yếu tố quan trọng làm cho lợi nhuận ngân hàng gia tăng.

Trong quản trị ngân hàng, giới phân tích tài chính vẫn nhìn vào tỉ lệ trích lập/dư nợ, hay là chi phí tín dụng (Cost of credit) để đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro đến đâu. Hiện tại, hệ số này của Vietcombank chỉ ~0,8%, mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây, mặc dù ở những thời đỉnh điểm khó khăn của một số năm trước, chỉ số này đã từng 1,3%-1,5%. Đáng chú ý, mức trích lập nói trên đã bao gồm trích lập 100% dự phòng nợ cơ cấu theo Thông tư 01, Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước (từ năm 2021). Hiện Vietcombank cũng là ngân hàng có tỉ lệ dự phòng bao nợ xấu cao nhất thị trường, ~465%.

Thứ ba, thêm một yếu tố nữa tạo nên hiệu quả hoạt động của Vietcombank trong năm 2022 là NIM (Net Interest Margin, chỉ số này phản ánh sự chênh lệch tỉ lệ giữa thu nhập lãi và chi phí lãi của ngân hàng).

Theo đó, NIM đã được cải thiện từ mức 3,27% của năm 2021 lên 3,51% trong năm 2022. Bên cạnh việc quản trị hiệu quả nguồn vốn - sử dụng vốn thì NIM có sự cải thiện một phần nhờ ngân hàng duy trì tỉ trọng vốn không kỳ hạn (CASA) ở mức cao, xếp thứ 4 toàn thị trường về tỉ trọng (sau Techcombank, MB, MSB) nhưng đứng số 1 về số tuyệt đối.

Trong bối cảnh các ngân hàng khác đều giảm tỉ trọng CASA nhưng ở Vietcombank, nguồn vốn này vẫn giữ ổn định ở mức 34% . Ngoài ra, việc tiếp tục dịch chuyển cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng gia tăng tỉ trọng bán lẻ cũng là một yếu tố giúp cải thiện NIM. Tỉ trọng tín dụng bán lẻ tại Vietcombank cuối năm 2022 đã ở mức ~55,1%.

Sứ mệnh cáng đáng của tạo lập thị trường

Là định chế tài chính Nhà nước nắm giữ 74,8% vốn điều lệ, khi hoạt động hiệu quả, cổ đông hưởng lợi nhiều nhất là Nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ đóng góp ngân sách. Con số này của năm 2021 là 11.300 tỉ đồng, bao gồm cả nộp ngân sách và chia cổ tức bằng tiền mặt. Năm 2022, Vietcombank chưa thực hiện chia cổ tức nhưng riêng nộp ngân sách đã lên tới hơn 8.400 tỉ đồng, duy trì vị trí doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất nền kinh tế.

Tiếp đó là chia sẻ lợi ích với doanh nghiệp thông qua giảm lãi suất. Tháng 11 và 12-2022, ngân hàng giảm đồng loạt 1% lãi suất cho khách hàng, chấp nhận giảm thu nhập gần 500 tỉ đồng. Cũng theo lãnh đạo Vietcombank, từ 1-1-2023 đến 30-4-2023, ngân hàng sẽ giảm tiếp 0,5% lãi suất đối với khách hàng có dư nợ hiện hữu VND. Đáng chú ý, động thái giảm lãi suất tiền vay của Vietcombank đã tạo hiệu ứng giảm lãi suất tại hàng loạt ngân hàng khác sau đó.

Nhưng chừng đó là chưa đủ nói lên vị thế của một định chế tạo lập thị trường. Đã hàng chục năm nay, Vietcombank luôn là đơn vị cung ứng vốn trên thị trường liên ngân hàng, trở thành cánh tay nối dài của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi điều hành chính sách tiền tệ, trong đó không thể không nhắc tới việc cung ứng ngoại tệ ra thị trường góp phần điều tiết thị trường ngoại hối cũng như VND hỗ trợ thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng.

Vietcombank cũng là đơn vị được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tin tưởng "chọn mặt gửi vàng" tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém. Vai trò của Vietcombank càng trở nên quan trọng vào những giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng.

Đặc biệt, Vietcombank cũng là đơn vị được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước tin tưởng "chọn mặt gửi vàng" tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém. Vai trò của Vietcombank càng trở nên quan trọng vào những giai đoạn khó khăn của ngành ngân hàng.

Tính đến thời điểm hiện tại, quy mô vốn hóa của Vietcombank lên tới 16,5 tỉ USD, xấp xỉ 5% GDP, đứng thứ 100 trong số các ngân hàng niêm yết lớn nhất trên toàn cầu về quy mô vốn hóa, theo xếp hạng của Reuters.

Bước sang năm 2023, các chuyên gia đều nhận định bối cảnh thế giới vẫn diễn biến phức tạp, lạm phát toàn cầu, đặc biệt là Mỹ vẫn ở mức cao, kéo theo đó là tình trạng các nước tiếp tục nâng lãi suất để bảo vệ tỉ giá, chống lạm phát.

Với độ mở của nền kinh tế gần gấp hai lần so với GDP, thị trường tài chính tiền tệ nói riêng khó tránh khỏi các cú va đập từ bên ngoài. Trong những thời khắc khó khăn đó, những ngân hàng có bề dày lịch sử, có tầm nhìn chiến lược dài hạn, quản trị hệ thống vững vàng, bộ máy vận hành chuẩn mực và hiệu quả, tiệm cận với thông lệ thế giới, kiểm soát tốt rủi ro sẽ luôn luôn khẳng định được vị thế của mình. Vietcombank là một trường hợp như vậy.

Nguyễn Hoài

Viết bình luận

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

ABBank tiếp tục dành nhiều nguồn lực đầu tư ngân hàng số và hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng 16:08

Kết thúc quý I-2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

VIETBANK báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức

Thị trường 15:05

Ngày 26-4-2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.