VnMoney
10/05/2018 11:12

Những "phú ông" ngân hàng Việt

Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bắt đầu có những "phú ông", nhưng đi cùng áp lực...

Kết thúc mùa báo cáo tài chính quý 1/2018, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nổi lên nhiều "phú ông" về quy mô vốn tích lũy.

Sự "hồng hào" trông thấy này một phần đến từ cơ hội được nắm lấy, qua sự khởi sắc của thị trường chứng khoán năm 2017 và đầu 2018.

Những phú ông ngân hàng Việt - Ảnh 1.

Quy mô vốn ngân hàng càng tăng, càng lớn đang và sẽ đặt ra áp lực tạo được lợi nhuận tương xứng trong khi khó đẩy cao tăng trưởng tín dụng - Ảnh: Quang Phúc.

Tích lũy nhanh nguồn lực

Ngày 26-4 vừa qua, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) thông báo đã chào bán thành công hơn 164 triệu cổ phiếu, thu về khoảng 21.000 tỉ đồng. Điểm được chú ý ở mức giá lên tới 128.000 đồng/cổ phiếu.

Mức giá trên, lần đầu tiên sau cả chục năm, hệ thống ngân hàng Việt Nam mới có một đại diện cổ phiếu lọt vào "Câu lạc bộ 100K" thị giá.

Vì sao Techcombank có được sự vượt trội như vậy? Khi mà so sánh "cảm quan thông thường", những thành viên hàng đầu hệ thống như cổ phiếu VCB của Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) đang loay hoay tìm lại mốc 60.000 đồng, CTG của Ngân hàng Công thương (VietinBank) chật vật giữ mốc 30.000 đồng; hay trong nhóm khá tương đồng quy mô như VPB của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chưa trở lại được mốc 55.000 đồng, MBB của Ngân hàng Quân đội (MB) xoay quanh 31.000 đồng…

Trong khi chờ các phân tích kỹ thuật, thông tin chi tiết trước thềm chào sàn dự kiến ngày 4-6 tới, điểm đầu tiên được lý giải: giá cổ phiếu Techcombank định hình trên nền của một "phú ông" 8 năm liền tích tụ lãi không chia hoặc pha loãng.

Mức độ giàu có của Techcombank thể hiện ở quy mô vốn chủ sở hữu gấp ba lần vốn điều lệ. "Phú ông" này có tới hơn 8.200 tỉ thặng dư vốn tính đến cuối quý 1/2018, lượng lớn cổ phiếu quỹ, và đặc biệt là trường hợp hàng đầu quy mô lợi nhuận chưa phân phối với hơn 13.000 tỉ.

Với thương vụ kỷ lục 21.000 tỉ nói trên, khoản thặng dư vốn cùng mức độ giàu có của vốn chủ sở hữu dự kiến sẽ sớm đẩy Techcombank lên ngang hàng với "big 4" khối ngân hàng thương mại nhà nước.

Trong khối "big 4", vị trí "phú ông" dẫn đầu thuộc về VietinBank. Đây là thành viên có lợi thế sau cổ phần hóa đang giữ gần 9.000 tỉ đồng thặng dư vốn cổ phần, cũng như có lợi nhuận chưa phân phối lên tới hơn 11.600 tỷ, cùng nguồn quỹ lên tới gần 7.500 tỉ. Vốn điều lệ VietinBank chỉ 37.234 tỉ, nhưng vốn chủ sở hữu lên tới hơn 66.171 tỉ.

Với đặc thù Nhà nước chiếm sở hữu chi phối, tỷ lệ chia cổ tức hàng năm thấp, dẫn tới lợi nhuận giữ lại lớn cũng đã tạo nên "phú ông" Vietcombank có quy mô lợi nhuận chưa phân phối rất lớn với hơn 12.200 tỉ, cùng nguồn quỹ 7.253 tỉ. Vốn điều lệ gần 36.000 tỉ nhưng vốn chủ sở hữu lên tới 56.065 tỉ.

Tương tự, thấp hơn, nhưng Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV) cũng đang có quy mô vốn điều lệ 34.187 tỉ, trong tổng vốn chủ sở hữu lên tới 50.803 tỉ; trong đó BIDV chưa có thặng dư vốn đáng kể, cũng như có quy mô lợi nhuận giữ lại và quỹ thấp hơn nhiều so với VietinBank và Vietcombank.

Với kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài đang triển khai, nếu Vietcombank và BIDV thành công, thì dự kiến hai "phú ông" này vốn sẽ giàu thêm với triển vọng thặng dư cổ phần bán được.

Cũng từ bán vốn, qua năm 2017, hệ thống ngân hàng Việt Nam nổi lên trường hợp "phú ông" HDBank, xét theo mức độ vốn điều lệ với quy mô vốn chủ sở hữu tạo được.

Cuối 2017, HDBank thực hiện các đợt IPO và phát hành riêng lẻ, thu về hơn 2.042 tỉ thặng dư, cùng lợi nhuận chưa phân phối hơn 2.526 tỉ, nâng vốn chủ sở hữu lên hơn 15.779 tỉ, trong khi vốn điều lệ chỉ 9.810 tỉ.

Hay tại "phú ông" VPBank, vốn điều lệ 15.706 tỉ nhưng đã tích lũy được quy mô vốn chủ sở hữu lên tới hơn 31.635 tỉ với nguồn quỹ dự trữ lớn (hơn 6.300 tỉ) và thặng dư vốn cổ phần (hơn 5.866 tỉ)…

Cả HDBank và VPBank giàu nhanh trông thấy, chỉ qua năm 2017 nắm cơ hội khởi sắc của thị trường chứng khoán, thực hiện thành công các đợt IPO quy mô lớn để tích lũy nhanh nguồn lực.

Áp lực đa chiều

Như trên, những "phú ông" đang nổi lên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam tất nhiên phải gắn với thực lực, chất lượng hoạt động để tích lũy được sự giàu có nguồn lực vượt trội so với quy mô vốn góp của cổ đông.

Song, quy mô vốn càng tăng, càng lớn đang và sẽ đặt ra áp lực tạo được lợi nhuận tương xứng.

Ngày 9-5 vừa qua, thị trường đón sự kiện "big 4" ngân hàng đồng loạt tăng phí dịch vụ ATM, chuyển khoản… Đây là một trong những biểu hiện của áp lực trên, dù cả Vietcombank, VietinBank cùng BIDV vừa có quý khởi đầu 2018 lợi nhuận khả quan.

Biểu hiện của áp lực, vì những thành viên trên năm nay có chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thấp, chỉ được Ngân hàng Nhà nước cho phép khoảng 14-16%, quy mô mở rộng tổng tài sản cũng đã đến gần giới hạn do ba năm qua chưa tăng được vốn điều lệ (ngoại trừ Vietcombank chuyển được thặng dư vốn cổ phần thành cổ phiếu thưởng năm 2016). Theo đó, gia tăng thu dịch vụ là một hướng giải pháp.

Với những "phú ông" khác như Techcombank, VPBank, hay HDBank, quy mô vốn tăng mạnh lên, năng lực tài chính nâng cao, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép cao hơn.

Nhưng, nếu dồn đẩy áp lực cân đối mức độ giàu nhanh của vốn chủ sở hữu sang tín dụng, áp lực chất lượng tín dụng và rủi ro nợ xấu tiềm ẩn khiến đây không phải là giải pháp tối ưu, dù một số thành viên vẫn đang dựa nhiều vào hướng này.

Thay vào đó, bên cạnh tăng thu dịch vụ, cải thiện hơn nữa chất lượng tài sản, dịch chuyển tài sản sang các phân khúc có biên lợi nhuận lớn hơn, gia tăng thu nhập lãi thuần qua giảm thiểu chi phí, đưa lãi thuần bám sát doanh thu đang là hướng đi chính.

Triển vọng đó sau năm 2017 đang tiếp tục thể hiện qua kết quả quý 1/2018 vừa công bố. Dù mỗi thành viên phản ánh mỗi nét hóa giải áp lực trên có phần khác nhau, nhưng tựu trung đều có lợi nhuận tăng trưởng tốt.

Theo Hồng Nhung (Vneconomy)

Viết bình luận

Charm Fantasea 2024 - tọa độ “hot” dịp lễ 30-4 tại Hồ Tràm

Charm Fantasea 2024 - tọa độ “hot” dịp lễ 30-4 tại Hồ Tràm

Nhịp sống 08:00

Hồ Tràm một trong những điểm đến hấp dẫn nhất dịp lễ 30/4 sắp tới với những bãi biển tuyệt đẹp cùng nhiều trải nghiệm đặc sắc. Đặc biệt, sự kiện Charm Fantasea 2024 với hàng loạt hoạt động vui chơi, giải trí đa dạng càng khiến đây trở thành tọa độ được săn đón hơn bao giờ hết.

DU LỊCH HỒ TRÀM KỲ VỌNG “GẶT MÙA VÀNG” DỊP LỄ 30/4 - 1/5

DU LỊCH HỒ TRÀM KỲ VỌNG “GẶT MÙA VÀNG” DỊP LỄ 30/4 - 1/5

Thị trường 08:00

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2024 kéo dài 5 ngày liên tục (từ ngày 27/4 - 1/5), Hồ Tràm - “thủ phủ du lịch” mới khu vực phía Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với hàng loạt sự kiện giải trí được tổ chức, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

ĐHĐCĐ thường niên 2024: PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

Sản xuất - Kinh doanh 21:05

Ngày 26-4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 893.475.226 cổ phần, tương đương tỉ lệ 86,39% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

“Trốn cả thế giới” - về với thiên nhiên giữa đại ngàn Yang Bay

Điểm đến hấp dẫn 18:01

Du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng chắc hẳn không còn xa lạ với những tín đồ “cuồng chân” và đang trở thành xu hướng của giới trẻ để tìm về không gian yên bình.

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Chiến lược kiến tạo nên những màn “bứt tốc” của TPBank

Ngân hàng 17:30

Chiến lược tập trung hướng đến khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh từ lâu đã định vị TPBank ở nhóm hàng đầu trong kiến tạo xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ Lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Ngân hàng 17:29

Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30-4 và 1-5 dành cho khách hàng.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn hỗ trợ nước sạch cho bà con huyện Tân Phú Đông

Hoạt động cộng đồng 16:08

Ngày 26-4, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đã đến huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) để hỗ trợ 40.000m3 nước, trao tặng 5.000 túi chứa nước loại 5 lít và hỗ trợ xe bồn vận chuyển nước sạch nhằm giúp người dân vượt qua hạn, mặn đang diễn ra gay gắt.