xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xả lũ đúng nhưng quy trình... sai !

NHI LY

Vấn đề thủy điện A Vương xả lũ gây ngập nặng ở vùng hạ du sau bão số 9 vừa qua tiếp tục gây tranh cãi tại hội nghị chuyên đề phát triển thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 4-12 ở TP Tam Kỳ - Quảng Nam

Hội nghị do Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành liên quan; các chuyên gia, chủ dự án các công trình thủy điện; đại diện lãnh đạo các địa phương liên quan.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam, hiện cả tỉnh có 58 dự án thủy điện vừa và nhỏ được phê duyệt quy hoạch với tổng công suất hơn 1.600 MW, trong đó có 54 dự án được cấp phép nghiên cứu và triển khai đầu tư, gồm 6 công trình đã phát điện; 9 công trình đang xây dựng; 18 dự án đã phê duyệt báo cáo đầu tư, đang chuẩn bị thi công; 1 dự án đang thẩm định thiết kế và 2 dự án đang thành hình.

img

Cửa nhận nước của thủy điện A Vương. Ảnh: AVHPC

 

Buộc tội A Vương


“Xuống nước”

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Lê, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thủy điện A Vương, tỏ ra... xuống nước khi không tiếp tục khẳng định là nhà máy xả lũ đúng quy trình, không gây tác động lớn đến vùng hạ lưu trong bão số 9 mà cho rằng làm dự án thủy điện thì gặp rất nhiều khó khăn, rất lâu mới thu hồi vốn, mong các địa phương chia sẻ.


Ông Lê cam kết sẽ thành lập trạm đo đạc lượng mưa để điều tiết nước trong lòng hồ cho phù hợp với từng giai đoạn trong năm.

Vấn đề nóng nhất được Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam nêu ra tại hội nghị là kết quả vận hành của thủy điện A Vương cho thấy việc tính toán khả năng điều tiết nước ở vùng hạ du chỉ trên lý thuyết, chưa quan tâm đến việc điều tiết giảm lũ ở vùng hạ du mà chỉ quan tâm đến khả năng tích nước và phục vụ mục đích phát điện là chính.
 
Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Phó Ban Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam, cho biết: “Thiết kế hồ thủy điện có dung tích phòng lũ rất nhỏ hoặc không bố trí dung tích phòng lũ nên công trình không đáp ứng được nhiệm vụ cắt lũ, chậm lũ và giảm lũ cho người dân vùng hạ du.

Chẳng hạn, thủy điện A Vương chỉ có dung tích phòng lũ khoảng 17 triệu m3/343 triệu m3 dung tích toàn hồ, thủy điện Sông Bung 4 có dung tích phòng lũ 47 m3/510 triệu m3 dung tích...”. Cũng theo ông Quang, vừa qua, thủy điện A Vương đã góp phần gây ra lũ to chưa từng thấy trong 100 năm qua ở vùng hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn.


Ông Mai Anh Súy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc - nơi chịu thiệt hại nặng nề do lũ sau bão số 9 ở Quảng Nam - cho rằng các dự án thủy điện thượng nguồn Vu Gia - Thu Bồn đã gây ra lũ dữ ở vùng hạ du. Nguyên nhân gây ra lũ cát ở làng Đại Mỹ, xã Đại Hưng (huyện Đại Lộc) là do rừng trong vùng dự án thủy điện bị triệt hạ không thương tiếc, nạn lâm tặc tranh thủ các dự án thủy điện để phá rừng và việc khai thác vàng sa khoáng trái phép. “Từ khi xây dựng các công trình thủy điện đầu nguồn sông Vu Gia - Thu Bồn, hơn 70% diện tích đất sản xuất lúa nước hai vụ ở huyện Đại Lộc có nguy cơ thiếu nước tưới. Ngoài ra, nước sông Vu Gia hiện nay đục ngầu cả mùa lũ lẫn mùa khô, tác động nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân” - ông Súy nói.

img
Người dân tái định cư từ việc xây dựng các công trình thủy điện ở Quảng Nam điêu đứng vì điều kiện sống không phù hợp, mất đất sản xuất. Ảnh: P.Trịnh


Quy trình thiếu thực tế

Trong khi đại diện các bộ, ngành và một số chuyên gia thủy điện - thủy lợi cho rằng dư luận hoang mang trước những thông tin về việc công trình thủy điện A Vương xả nước gây lũ chồng lũ, ông Lê Trí Tập, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho rằng việc xả lũ của thủy điện A Vương là đúng với quy trình mà Bộ Công Thương phê duyệt nhưng quy trình này thiếu chính xác, không đề cập đến thực tế và không quan tâm đến người dân vùng hạ du. “Thủy điện A Vương xả lũ đúng quy trình, song quy trình này chỉ để bảo đảm an toàn công trình và công suất phát điện chứ không chú tâm đến đời sống người dân vùng hạ du.

Các công trình thủy điện ở Quảng Nam không có khả năng cắt lũ vì khi thiết kế, người ta không nghĩ đến dung tích phòng chống lũ” - ông Tập khẳng định.

Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải khẳng định phải rà soát lại quy hoạch thủy điện, xây dựng quy trình xả lũ liên hồ chứa và tham gia cắt lũ tạm thời ở vùng hạ du.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo