xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tấm vải liệm Turin ở nhà thờ thánh Petrus

(TT&VH)

Mới đây, lại một lần nữa tắm vải thô được coi là đã đắp lên khuôn mặt Jesus khi gỡ xuống khỏi thánh giá được đưa ra mắt công chúng. Khác với mọi lần, khi quảng đại quần chúng chỉ được ngắm tấm vải vài ba giây từ khoảng xa vợi, Vatican đã cho phép một nhà báo được lại gần. Ông ta đã nhìn thấy gì?

Ngắm sát lịch sử

Một lối đi hẹp dẫn tới cầu thang xoắn ốc, 62 bậc dốc dẫn lên độ cao gần 30 m, kết thúc trước một cánh cửa con con. Sau cánh cửa, một lối đi rộng với hai bên tường vẽ trang trí hình thảm. Lão bộc Mauro lấy từ trong túi gấm trang trí ngù bạc ra bốn chìa khóa sắt nặng trĩu và một cuốn vở viết tay chỉ dẫn từng cử động. Đầu tiên là một cửa lưới được mở ra, tấm màn cửa đỏ sẫm vén sang một bên. Hai chìa khóa đồng thời được quay trong hai ổ khóa bên trên và bên dưới cánh cửa sắt. Với chìa khóa cuối cùng, lão Mauro mở ba ổ khóa nhỏ nữa. Rồi lão chậm chạp mở cánh cửa cuối cùng dẫn đến kho báu lớn nhất của dòng đạo Cơ đốc, sau đó gỡ tấm màn gấm móc vào một trong bốn cây cột khổng lồ đỡ mái vòm của nhà thờ thánh Petrus, và khi lão lùi lại một bước thì trong bóng tranh tối tranh sáng trước mắt phóng viên mập mờ hiện ra tấm vải nổi tiếng - được vẽ đi vẽ lại trên hàng ngàn bức tranh đầy sức tưởng tượng và chứa đựng niềm thành kính vô hạn của mỗi con chiên ngoan đạo. Đây là Chúa, đấng cao cả vô hình đã và đang hiện hình trên một tấm vải thô? Chẳng gì thì tấm vải này đã đắp lên khuôn mặt bị hành hạ đẫm máu của Jesus sau khi được hạ khỏi thập tự giá. Và theo truyền thuyết thì 400 năm trôi qua không thể xóa nhòa được những vết sẫm màu mà không cần tinh ý hoặc giàu trí tưởng tượng cũng có thể nhận ra nét mặt khắc khổ của một người đàn ông hay ít nhất cũng giống một cách lạ lùng.

imgMỗi năm, vào chủ nhật thứ hai trước lễ Phục sinh, trong một buổi lễ đặc biệt trang trọng, người ta vẫn nâng cao tấm vải liệm ngoài ban công cao vợi dưới mái vòm của nhà thờ thánh Petrus cho các tín đồ chiêm ngưỡng đúng 3 giây. Để được sống 3 giây ấy, nhiều kẻ hành hương đã lết gối đến đẫm máu tới thành La Mã. Cho đến thời Baroque, người ta vẫn tin rằng có một tấm khăn mang tên Veraeikon (bức tranh thật) hay La Veronika mà Chúa, đã in khuôn mặt của mình vào đó. Nhiều danh họa đã cố thể hiện bức tranh theo trí nhớ, và những gì họ thành tâm ngợi ca còn cao hơn đạo đức của các hồng y giáo chủ, là miếng nam châm khổng lồ thu hút hàng triệu người tới đây. Tận mắt nhìn thì không! Cũng không ai được chụp ảnh miếng vải cỡ 25 x 25 cm, cứ như là tấm khăn liệm Turin với hình hài mờ ảo của một khuôn mặt và cơ thể chưa bao giờ có trên đời này.

Liệu có phải đồ giả?

Nhiều kẻ độc miệng thì thào rằng tấm vải thật đã bị lấy cắp từ lâu, trong khung tranh với tấm kính vỡ chỉ là đồ giả. La Mã đã từng bị triệt hạ bởi phiến quân Tây Ban Nha và Đức. Từ 1506, trong căn phòng nhỏ sau bục giảng đạo có treo khung tranh quý, tuy phần lót phía sau đã rách nát. Nơi này chỉ có các bậc quyền uy của nhà thờ được bước chân tới .

Như bị thôi miên, nhà báo may mắn được hưởng ngoại lệ của Vatican tiến lại gần tấm vải. Và không nhìn thấy gì! Không có gì ngoài một miếng vải ngả màu sẫm và mang nhiều vết nhàu nát. Không có gì gợi nhớ đến một hình vẽ, lại càng không gợi ý tưởng một khuôn mặt. Sức tưởng tượng cũng phải đầu hàng, không thể mường tượng ra trước đây đã có hình gì trên vải. Những tín đồ đứng phía dưới không thể nhìn thấy gì đã đành, đứng sát tận nơi với đèn pin trong tay nhà báo cũng không thể nhận ra hình ảnh nào ngoài các vết màu khá đối xứng. Trái với vẫn tấm vải liệm Turin, không thể đoán ra đã từng có hình ảnh gì trên vải. Cả hai di vật đều đã trải qua nhiều chặng đường như kết quả phân tích phấn hoa trên vật liệu cho thấy, tuy phỏng đoán này không thuyết phục được một số nhà khoa học hoài nghi. Lần đầu tiên vào năm 614 tấm vải được nhắc đến trong một báo cáo của cha xứ Pelagius, thuật lại vụ người Ba Tư chiếm đất Palestine và lấy nó về Alexandria, hai năm sau qua Bắc Phi đưa về Tây Ban Nha. Khám nghiệm bằng phương pháp đồng vị phóng xạ carbon cho phép đoán tấm vải xuất hiện khoảng thế kỷ 7 sau Công nguyên, cùng chất liệu như tấm vải liệm Turin nhưng khác kiểu dệt. Một số ý kiến cho rằng những vết thương do vòng gai đội đầu gây ra trùng hợp với hình vẽ trên tấm vải liệm Turin, nghĩa là hai di vật của cùng một người. Quan niệm đối lập thì cho rằng đây chỉ là một trong vô số đồ giả cổ mà ngày ấy thường được tạo và phát tán. Ít nhất thì nên xét hiện tượng tấm vải được dùng để quấn quanh đầu Jesus trong vòng mấy phút khi chở từ chân thánh giá đến ngôi mộ đó, khó có thể để lại dấu vết một số người muốn nhận ra. Và dấu chấm cuối cùng cho đề tài này liệu có là kết quả khảo cứu hoàn toàn độc lập nhau của cơ quan khoa học hồi 1988, rằng tấm vải liệm Turin là đồ giả mạo, cho dù người ta vẫn chưa lý giải được kỹ thuật chế tạo ra hình trên đó.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo