xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hát cho đồng bào tôi nghe: Không phải là huyền thoại

Huy Nguyên

Ngày nao thênh thang dân đứng lên phá xiềng nô lệ, ngày nao hiên ngang ta cùng nhau đứng chung đồng bào... Ca khúc Hát cho dân tôi nghe của ca sĩ Tôn Thất Lập từng vang lên trong các sân trường đại học Sài Gòn vào những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước, đêm qua (24-4), lại vang lên trên Sân khấu Nhạc nước Công viên Văn hóa Đầm Sen (chương trình do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, Công ty Du lịch Phú Thọ tổ chức).

Vẫn những con người, với khí thế hào hùng ấy, dù chất giọng của họ hôm nay không còn trẻ, khỏe như ngày xưa. Trong ánh đuốc bập bùng, họ, những chàng trai - cô gái trẻ năm xưa, những con người đã làm nên những câu chuyện huyền thoại trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên miền Nam dưới chế độ Sài Gòn trước đây, xuất hiện bằng xương bằng thịt trước hơn 3.000 công chúng, trong đó không ít khán giả là những người sinh ra và lớn lên sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chưa bao giờ được tận mắt chứng kiến cũng như chưa được sống trong không khí sục sôi tranh đấu của thế hệ cha anh.

Chị Thúy Liên, một nữ sinh Trường Trung học Lê Văn Duyệt, nay là Trường Võ Thị Sáu, vẫn với giọng hát làm say đắm người nghe qua ca khúc Không ai ngăn nổi lời ca, hay chị Kim Phương, nguyên học sinh Trường Trung học Lê Văn Duyệt và sau đó là sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn, vẫn duyên dáng trong ca khúc Tự nguyện. Cả hai chị là những giọng ca xuất sắc nhất trong đoàn văn nghệ của Tổng hội Học sinh, Sinh viên Sài Gòn trước năm 1975. Nhiều chị từng hoạt động phong trào đấu tranh ngày xưa vừa ngồi nghe vừa nhớ lại: Cũng với giọng ca ấy, nhưng ngày xưa anh chị em chúng tôi, cả người hát lẫn người nghe, phải đối mặt với những trận đòn bằng dùi cui, hơi cay của kẻ thù. Nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nguyên trưởng đoàn văn nghệ Tổng hội Học sinh, Sinh viên Sài Gòn, kể rằng có những lúc các anh chị đang hát thì nòng súng của kẻ địch chĩa vào lưng. Nhạc sĩ Tôn Thất Lập cho biết để giữ được phong trào đấu tranh hoạt động công khai trong lòng địch là việc không dễ dàng. Phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe đã góp phần không nhỏ trong việc tập hợp thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia phong trào đấu tranh tại các đô thị miền Nam trong những năm máu lửa.

Tham gia đêm Hát cho đồng bào tôi nghe (24-4) còn có các anh chị từng là sinh viên, học sinh tại các đô thị lớn ở miền Nam như Huế, Quy Nhơn, Đà Lạt, Cần Thơ... đang quy tụ về đây, những người ngày xưa từng chung vai sát cánh, tiếp lửa cho nhau trong cuộc đấu tranh đầy máu và nước mắt. Hôm nay họ cùng đứng bên nhau cùng hát lại những ca khúc mà một thời họ đã làm nên những huyền thoại trong không khí đất nước thanh bình, độc lập, tự do.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo