xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có hay không trứng gà giả?

Theo ND

Thời gian qua, dư luận xôn xao về việc trứng gà giả xuất hiện trên thị trường, gây lo ngại đối với người tiêu dùng, ảnh hưởng đến các cơ sở sản xuất trứng trong nước. Trả lời phỏng , bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, trưởng phòng cấp đăng ký và chứng nhận, Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) không khẳng định có trứng gà giả, đồng thời hướng dấn một số phương pháp phân biệt thật giả.

- Phóng viên : Dư luận và công luận thời gian qua đề cập nhiều việc xuất hiện trứng gà giả. Bác sĩ nghĩ gì về chuyện này?

- Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng: Cách đây vài năm, cũng có tin đồn này. Trứng gà Trung Quốc hồi đó được bán với giá 500 đồng/quả, trong khi trứng gà của Việt Nam giá đắt hai lần. Hiện nay, dù chưa cơ quan chức năng nào có một quả trứng giả trong tay, nhưng tin trứng giả làm xôn xao dư luận. Người tiêu dùng sợ trứng giả tinh vi, ngay các nhà khoa học còn phân vân, dẫn đến tình trạng tránh xa các loại trứng gia cầm, không chỉ của Trung Quốc mà còn của Việt Nam. Tình trạng này không chỉ khổ cho người khỏe mà còn rất đáng thương cho trẻ em suy dinh dưỡng và người chăn nuôi.

Một số cơ quan thông tin đại chúng đã đưa ra bằng chứng người nội trợ gặp trứng gà giả và một số nhà khoa học cũng đưa ra các phương pháp phát hiện trứng giả. Sự nghi ngờ này là không có căn cứ?

- Bản chất chỉ là sự khác nhau về chất lượng, giá cả. Phần lớn bằng chứng từ người nội trợ bởi nhận xét chủ quan, cảm tính. Nào là vỏ trứng mầu này, mầu nọ. Rồi lòng đỏ to, nhỏ, đậm, nhạt, v.v. Và người ta còn nêu rõ chỗ này, chỗ kia bị ngộ độc sau khi ăn trứng gà. Tuy tin gây ngộ độc có vẻ là bằng chứng khách quan thì cũng là của người sử dụng cung cấp và được dư luận "thêu dệt" cho có vẻ như thật.

Nhưng ngộ độc thức ăn do nguyên nhân vi sinh thường có thời gian ủ bệnh từ trước khi ăn một vài ngày đến cả hai chục ngày, trừ do độc tố của tụ cầu vàng hay do hóa chất. Trường hợp nguyên nhân ngộ độc là độc tố được tạo thành chủ yếu do các sản phẩm thịt, sữa và trứng bị ôi, ươn từ trước khi chế biến nhiệt độ cao. Bản thân nhiệt độ cao cũng không phá hủy được độc tố của tụ cầu vàng và vì thế gây ngộ độc cấp. Nhưng triệu chứng ngộ độc do độc tố vi khuẩn và hóa chất thường chủ yếu là nôn mửa, đau quặn bụng, rất ít người cùng lúc vừa bị nôn, đau bụng và tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Dù đến tận bây giờ chưa cơ quan có thẩm quyền nào khẳng định có hay không trứng gà giả. Tuy nhiên, tôi có lý do để khẳng định rằng không có hoặc chí ít chỉ có một phần triệu khả năng đó xảy ra. Với lý do như sau:

Thứ nhất, để tồn tại trên thị trường, chi phí sản xuất hàng giả phải có giá thấp hơn nhiều cái tự nhiên sinh ra. Một cán bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đàn gia cầm của Trung Quốc có tới 14 tỷ con và sản lượng trứng gia cầm (chủ yếu là gà, vịt) là 280 triệu tấn/năm. Thêm nữa, giá trứng gà ở Bắc Kinh, một trong những thành phố đắt đỏ trên thế giới, chỉ có 4,2 đồng nhân dân tệ/1 kg (loại 20 quả/1 kg), tương đương 400 đồng Việt Nam/quả. Như vậy, giá trứng gà tại các trang trại còn thấp hơn nhiều. Chúng ta cũng biết, Trung Quốc đang cố gắng hãm nền kinh tế đang quá "nóng" khi cung vượt quá cầu, làm giá hàng hóa trượt dốc, hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, không thể khấu hao. Rồi cơ chế khuyến khích xuất khẩu và thuế xuất khẩu của Trung Quốc rất ưu đãi, gần như bằng không nhằm chủ yếu giải quyết vấn đề việc làm, ổn định xã hội. Nhiều thứ hàng hóa tiêu dùng khác của Trung Quốc cũng có giá rẻ "giật mình", rất khó tin?

Thứ hai, nếu Trung Quốc làm được trứng gà giả thì vấn đề kỹ thuật làm được riêng vỏ trứng như thật sẽ là chuyện chấn động trong giới khoa học. Vỏ trứng giả khó có thể có cấu tạo xốp như vỏ trứng tự nhiên và sẽ kín như bưng. Thế thì các loại protein sẽ bị thối rữa rất nhanh chóng. Còn nếu giả thiết họ dùng vỏ trứng cũ để bơm chất làm giả vào thì chuyện bơm làm sao để vẫn tạo được lòng trắng và lòng đỏ có ranh giới rõ ràng, có màng và túi khí,... thì còn "siêu" nữa?

-Theo bác sĩ, trong tình hình dư luận như trên, tại sao các cơ quan quản lý nhà nước chưa có ý kiến để định hướng dư luận? Vậy cơ quan nào có thẩm quyền kết luận "có hay không trứng gà giả"?

- Trước áp lực của dư luận và công luận, các cơ quan có thẩm quyền đều phải giả thiết chuyện trứng giả có thể là có thật nhằm phòng ngừa nguy cơ. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) không khẳng định có trứng gà giả nhưng đã tạm đưa ra một số phương pháp phân biệt thật giả theo đề xuất của các nhà khoa học trên in-tơ-nét. Các cơ quan kiểm dịch thú y, cơ quan có nhiệm vụ kiểm dịch các sản phẩm động vật sống (chưa qua chế biến tiệt trùng mới kiểm dịch được, còn đã chín thì chỉ kiểm tra chất lượng và vệ sinh thực phẩm), vẫn chưa có công bố gì. Ðể cơ quan quản lý nhà nước có kết luận "có hay không trứng gà giả", phải phân tích nguy cơ với sự tham gia của các chuyên gia khoa học.

Ðể phân tích và tìm được câu trả lời "có hay không trứng gà giả", các phòng xét nghiệm có thể dùng phương pháp định tính sau: hãy luộc thử vài quả trứng Trung Quốc và vài quả trứng gà ta, rồi bổ đôi, bổ tư hoặc bóc riêng lòng trắng với lòng đỏ để so sánh. Nếu có màng và ranh giới lòng đỏ với lòng trắng của hai loại rõ ràng thì khó có thể là trứng giả. Nếu lòng đỏ và lòng trắng không có ranh giới và lẫn lộn trong nhau thì nên xét nghiệm, phân tích thành phần để so sánh hoặc tìm chất lạ. Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang Bùi Trọng Chiến cho biết một phương pháp xác định là có thể cấy một số loại vi-rút đặc chủng (có thể ký sinh và phát triển bên trong trứng) rồi đem ủ một thời gian xem vi-rút có nhân lên không. Thành phần dinh dưỡng của ruột trứng không giống trứng gà thật và không phải là trứng gà còn sống (có thể ấp nở thành con) thì vi-rút không thể ký sinh và nhân lên được. Chúng ta đều biết, bản chất vi-rút là một loại ký sinh trùng, chỉ có thể tồn tại và phát triển trên một loại tế bào nhất định của vật chủ. Ðiều kiện tiên quyết là phải có tế bào sống!

Tính đến ngày 10-5-2005, Bộ Y tế có thể công bố tất cả các mẫu trứng nghi ngờ, do các cơ quan ở các địa phương gửi đi giám định, đều là trứng thật. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hệ thống Trạm kiểm dịch động vật làm nhiệm vụ giám sát trứng gia cầm nhập khẩu, nên có kết luận cuối cùng để có đối sách thích hợp: hoặc nhằm làm yên dư luận nếu bản chất chỉ là sự khác nhau về chất lượng, giá cả và không hề có chuyện trứng giả; hoặc nhằm đưa ra các phương pháp phân biệt chính xác thật, giả và chế tài thích hợp, xử lý kịp thời nếu chuyện trứng giả là có thật.

- Nếu chuyện "trứng gà giả" là không có thật, chúng ta cần rút ra những bài học gì?

- Nhiều khi chúng ta, nhất là những người có trách nhiệm, phải có sự linh cảm nghề nghiệp trước các tin đồn để tránh các tổn thất không đáng có. Linh cảm nghề nghiệp là sự kết hợp năng lực tiềm ẩn với kiến thức và kinh nghiệm vừa đủ, vì vậy rất hữu ích trước khi phát ngôn. Người tiêu dùng không có tội và họ có quyền tẩy chay các hàng hóa họ nghi ngờ, dù tin đồn chưa được khẳng định. Trước tiên, các cơ quan truyền thông cần tỉnh táo trước các "tin lạ", trước khi cho đăng và đưa tin. Tốt nhất nên tham khảo các chuyên gia đúng chuyên ngành? Còn đối với các cơ quan có thẩm quyền phải tuân thủ các bước phân tích nguy cơ đầy đủ, vào cuộc nhanh và chỉ công bố khi đã có kết luận của cơ quan khoa học có uy tín. Và cuối cùng, chúng ta phải luôn chủ động có một nguồn kinh phí dự phòng cho việc phân tích các tin đồn, các bằng chứng, dù chúng là thật hay giả.

- Xin cảm ơn bác sĩ

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo