xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cải tổ giáo dục đại học là việc khẩn cấp

TS Nguyễn Thiện Tống (Trường ĐH Bách khoa TPHCM)

Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục chưa đưa ra biện pháp giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng giáo dục ĐH

Giáo dục ĐH đang bị khủng hoảng và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế. Vì thế, cải tổ giáo dục ĐH là việc khẩn cấp. Tuy nhiên, dự thảo chiến lược phát triển giáo dục chưa đưa ra biện pháp giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng giáo dục ĐH. Vì thế cần phân tích để thấy rõ rằng cuộc khủng hoảng kép về số lượng và chất lượng của giáo dục ĐH kéo dài trong hai thập kỷ qua có nguyên nhân chủ yếu ở việc tổ chức quản lý.

img
Hệ thống giáo dục hầu như chưa có ĐH đa lĩnh vực loại nghiên cứu và tinh hoa. Ảnh: Ng. Thạnh


Ba nhược điểm lớn về quản lý


Nhược điểm lớn nhất về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục ĐH và nghiên cứu khoa học nước ta là sự phân tán trách nhiệm quản lý cho quá nhiều bộ và nhiều tỉnh, thành chủ quản. Việc này làm giảm tính thống nhất trong chỉ đạo, điều hành đối với toàn bộ hệ thống giáo dục và làm cho bộ máy quản lý trở nên cồng kềnh, nặng nề...

Nhược điểm thứ hai là sự tách rời giữa các trường ĐH và các viện nghiên cứu khoa học. Sự tách rời này làm cho những người làm khoa học ít được tham gia giảng dạy và giảng viên ĐH bị hạn chế tham gia việc nghiên cứu khoa học, sinh viên cũng ít được tiếp cận những nhà khoa học giỏi. Chính sự tách rời này làm cho trường ĐH chưa thực sự là trung tâm chất lượng về đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Nhược điểm thứ ba về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục ĐH nước ta là sự phân tán của quá nhiều học viện và trường ĐH chuyên ngành riêng rẽ với chương trình đào tạo quá nhiều tiểu chuyên ngành hết sức hẹp. Chính việc tổ chức quản lý các trường ĐH có mục tiêu đào tạo nặng về kiến thức, cụ thể theo những chuyên ngành rất hẹp mà sinh viên không được trang bị một nền tảng vững chắc về giáo dục tổng quát cần thiết cho việc tự học tập suốt đời và khả năng đáp ứng cao với môi trường làm việc luôn thay đổi.


Không có viện ĐH đa lĩnh vực loại tinh hoa


Các cơ sở giáo dục ĐH nước ta rất khác biệt nhau về mặt tổ chức chuyên môn nên không thể nào so sánh và xếp hạng chung. Chẳng hạn không thể so sánh và xếp hạng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với ĐH Huế hay ĐH Quốc gia TPHCM được vì không cùng loại. Trong khi ĐH Huế có hầu hết các lĩnh vực như sư phạm, kinh tế, y tế, nông nghiệp, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nhân văn và nghệ thuật... của một viện ĐH đa lĩnh vực thì Trường ĐH Bách khoa Hà Nội về chuyên môn chỉ tương đương lĩnh vực kỹ thuật của một viện ĐH đa lĩnh vực...


Giáo dục ĐH trên thế giới đã trải qua một quá trình phân hóa hàng dọc để đáp ứng các nhu cầu khác nhau về các loại kỹ năng của thị trường lao động. Ở phần đỉnh kim tự tháp giáo dục ĐH là các viện ĐH đa lĩnh vực loại nghiên cứu và tinh hoa. Ở vị trí trung tâm là các viện ĐH đa lĩnh vực loại giảng dạy đại chúng. Ở phần dưới là các trường ĐH cộng đồng, CĐ và các trường dạy nghề hậu trung học.


Hiện nay, chúng ta hầu như không có các viện ĐH đa lĩnh vực loại nghiên cứu và tinh hoa. Mặt khác, chúng ta cũng rất thiếu các trường ĐH cộng đồng và CĐ ở các tỉnh, thành để đáp ứng nhu cầu gia tăng sinh viên đại chúng mà không làm giảm chất lượng của các viện ĐH tinh hoa. Chúng ta cũng thiếu các các viện ĐH đa lĩnh vực loại giảng dạy đại chúng mà chỉ có phần lớn là các trường ĐH chuyên ngành riêng lẻ như sư phạm, y dược, khoa học, kỹ thuật, kinh tế, kiến trúc...


Cần có đạo luật giáo dục ĐH


Ở phần lớn các nước trên thế giới, một đạo luật quốc hội định chế hóa sự thành lập viện ĐH và quyền tự trị ĐH được ủy thác cho hội đồng quản trị viện ĐH. Nước ta chưa có đạo luật riêng về giáo dục ĐH nên việc quản lý điều hành hệ thống giáo dục ĐH, CĐ và hậu trung học hiện nay còn nhiều khó khăn. Quốc hội cần ban hành đạo luật riêng về giáo dục ĐH, trong đó có quy định về tổ chức và quản lý các viện ĐH tự trị để giao quyền chủ động cho các viện ĐH đa lĩnh vực. Đây sẽ là biện pháp để thống nhất đầu mối quản lý Nhà nước về giáo dục ĐH, xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản. Khi đó, các loại trường ĐH chuyên ngành trực thuộc nhiều bộ chủ quản khác nhau sẽ trở thành các trường thành viên, khoa của viện ĐH đa lĩnh vực. Trường ĐH cộng đồng, CĐ và dạy nghề hậu trung học cũng được phân cấp quản lý cho các địa phương để đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương. 


Biện pháp cải tổ tổ chức quản lý như thế sẽ là giải pháp chiến lược cho khủng hoảng kép của giáo dục ĐH, vừa giúp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH loại nghiên cứu và tinh hoa vừa củng cố chất lượng giáo dục ĐH loại đại chúng, phát triển số lượng đào tạo loại ĐH cộng đồng, CĐ và dạy nghề hậu trung học.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo