xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Duyên tao ngộ với Bùi Giáng

Bài và ảnh: Hà Văn Đạo

Sau hơn 50 năm hành nghề chụp ảnh dạo khắp Sài Gòn, Đà Lạt, Lâm Ngọc Duy quyết định quay về ở một con hẻm nhỏ thuộc thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng (Lâm Đồng). Tài sản quý nhất của ông mang về trưng bày trong ngôi nhà này là những bức ảnh, những câu thơ Bùi Giáng

Khi học cấp 3 tại Quảng Ngãi, Ngọc Duy đã say mê đọc tập thơ Mưa nguồn của Bùi Giáng. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh mua được chiếc máy ảnh để chụp ảnh dạo ở Đà Lạt rồi lập gia đình,    

nhưng khát vọng được gặp và chụp ảnh Bùi Giáng vẫn luôn nung nấu. Vào năm 1980, ông phải chia tay người vợ, dẫn theo con gái cùng chiếc xe đạp, chiếc máy ảnh rong ruổi tha hương giữa TPHCM.

Cuộc gặp mơ ước
Rồi một chiều đầu năm 1986 khi Lâm Ngọc Duy cùng con gái vừa rời nhà trọ trong một con hẻm trên đường Trương Minh Giảng, Q.3, ông bất chợt thấy giữa khoảng đất rộng một lũ trẻ con đang vây quanh ông già đeo kính trắng, mắt sáng quắc, ăn mặc rách rưới, trước cổ đeo một túi cói vừa đọc thơ vừa nhảy múa. Ngọc Duy đoán đây là Bùi Giáng nên xông vào, đứng nghiêm trang: “Xin lỗi! Ngài có phải là Bùi Giáng không?”. Bùi Giáng thôi nhảy múa và hỏi: “Sao anh biết ta?”. Ngọc Duy xúc động, sung sướng: “Tôi là độc giả trung thành của ngài, ái mộ ngài từ lâu, nay mới được gặp, chết cũng cam lòng”. Sau khi nghe Ngọc Duy nói xong, Bùi Giáng choàng vai Duy đi lang thang trong con hẻm ở đường Trương Minh Giảng. Tới một bóng cây, Bùi Giáng kéo Duy ngồi xuống, lượm một vỏ bao thuốc lá đề câu thơ tặng Duy: Chép lời bờ cỏ ra hoa. Duy đưa hai tay nhận và xúc động: “Đó là một ngày sung sướng, giấc mơ tôi đã thành sự thật”.

Duyên tao ngộ
Sau đó, Bùi Giáng hỏi Ngọc Duy có muốn đi chơi với ông không rồi rút giấy ghi địa chỉ “cốc trọ” của ông và dặn: “Anh phải đến với ta, nếu không tìm thấy thì hỏi bọn con nít ông già điên hay nhảy múa ở đâu?”.

Ngay hôm sau, Duy xách theo máy ảnh cùng chiếc xe đạp chở Bùi Giáng qua các ngả đường và chỉ chụp ảnh Bùi Giáng. Đặc biệt, cứ đi được 300 m, Bùi Giáng lại bắt Ngọc Duy dừng xe cho ông uống 3 ly rượu mới đi tiếp. Mỗi ngày chở Bùi Giáng đi chơi, Duy phải dừng cho ông uống rượu 8-9 lần. Sau hai ngày dài đi chơi thì tạm chia tay, trước khi chia tay, Bùi Giáng lại dặn: “Anh xuống với ta, phải xuống với ta khi nào ta bệnh - nghĩa là ta đang đọc thơ, nhảy múa thì ta tiếp anh còn ta không bệnh nghĩa là ta đang ngồi yên không làm gì-anh hãy im lặng, ra về”.

img
 Nhà thơ Bùi Giáng. Ảnh: Lâm Ngọc Duy

Một tuần sau, Duy tìm đến nhà nhưng chủ nhà bảo từ lúc 3 giờ sáng ông ta đi nhảy múa rồi. Hai tuần sau, Duy lại tìm đến lúc 3 giờ nhưng vẫn không gặp, lần thứ 3 đến lại vẫn không gặp. Không từ bỏ, Duy lang thang trên đường Trương Minh Giảng tìm Bùi Giáng vẫn không gặp.

Một tháng sau, Duy lại tìm đến gặp Bùi Giáng và nhủ lòng: “Lần này nữa không gặp, ta sẽ tìm ngài trên đường phố”. Trước khi đi ông chuẩn bị 2 ly nhỏ, 1 tách trà, 2 bánh pía cùng chiếc máy ảnh. Ngồi chờ từ lúc 3 giờ trước “cốc trọ” Bùi Giáng nhưng người nhà ra bảo ông chỉ ở nhà khi không nói năng gì. Duy tin còn sớm thế này chắc Bùi Giáng đang ngồi đâu gần đây, thế nào cũng sẽ gặp sáng nay nên quyết đi tìm.

Kính nhau như khách
Linh cảm đã đúng khi Duy bắt gặp Bùi Giáng đang ngồi ở góc quán cuối con hẻm. Duy lấy bánh, pha trà mời Bùi Giáng. Nói về lần gặp này, Ngọc Duy tâm sự: “Tôi cúi mình hai tay dâng trà, Bùi Giáng cúi xuống nhận hai tay đồng thời tháo kính (thường lệ ông không tháo kính khi uống trà, rượu) rồi từ từ đưa lên uống. Có mấy giọt trà từ ly rớt xuống dĩa, Bùi Giáng đưa dĩa lên uống từng giọt rớt”. Sau đó, Bùi Giáng nói: “Vũ Hoàng Chương đã đi rồi, còn Bùi Giáng say và điên thôi” rồi tặng Duy hai câu thơ:

Niềm vui tao ngộ xa dần

Còn riêng ở lại một lần này thôi

img
 Lâm Ngọc Duy

Bùi Giáng về nhà trọ Ngọc Duy, cùng nhau ăn cơm muối mè và uống rượu gần hết đêm. Kể về chuyện này, Ngọc Duy rớt nước mắt xúc động: “Đâu ngờ đó cũng là lần bên nhau cuối cùng. Tôi về Đà Lạt, năm 1998 Bùi Giáng ra đi. Đêm đó bố con tôi ngủ chung một chiếc giường, một chiếc nhường Bùi Giáng nhưng ông nằm lăn ngay dưới đất và ngủ ngon lành. Sáng hôm sau, trước khi đi ông chép tặng tôi bài thơ Thượng thừa trăng mọc trời hoa. Bài thơ đó đến giờ Ngọc Duy vẫn trân trọng và thuộc lòng nhiều câu như:

Còn nguyên phố thị hội đàm

Với trăng châu thổ muôn vàn dưới kia...

(Thân tặng Lâm Ngọc Duy-người bạn Quảng Ngãi, tôi Quảng Nam, ký tên Bùi Giáng)

Một lòng lưu giữ hình ảnh
Tính đến nay đã hơn mười năm thi sĩ Bùi Giáng ra đi và hơn hai mươi năm cuộc gặp gỡ duyên nợ đầu tiên giữa Lâm Ngọc Duy và Bùi Giáng nhưng không một câu thơ, một tấm hình nào của Bùi Giáng mà Ngọc Duy làm hư hỏng, ngay cả tách trà ông mua từ năm 1986 để pha trà mời Bùi Giáng đến giờ ông vẫn nâng niu, cất giữ cẩn thận. Ngoài hai mươi tấm ảnh chụp Bùi Giáng phóng lớn được treo khắp nhà, còn nhiều ảnh nhỏ và những bài thơ được ông sao, in và chép vào CD, VCD. Đặc biệt, trước mỗi tấm ảnh chân dung Bùi Giáng ông đều đề dòng chữ: “Tưởng nhớ Bùi Giáng” và một lọ hoa tươi.

Gần đây bạn bè, khách xa gần nghe ông lưu giữ nhiều ảnh nghệ thuật, nhiều câu chuyện về Bùi Giáng nên hay tới thăm. Nhưng những cuộc thăm đó đôi khi khiến ông buồn lòng: “Nhiều người vẫn còn thương mến nhà thơ tài hoa Bùi Giáng nên đến xem hình ông do tôi chụp, nghe tôi kể chuyện. Nhưng cũng có nhiều người đến xin tôi CD ảnh Bùi Giáng mang về Sài Gòn phóng ra để triển lãm, bán lấy tiền khiến tôi rất buồn và xót xa”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo