xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện bi hài quanh Nguyễn Thiếu Văn

Quảng Hoàng - Quảng Trí

Ba câu chuyện dưới đây có tính bi hài, góp phần khắc họa thêm chân dung người tự xưng là tiến sĩ luật – trạng sư, “hòa thượng” Thích Minh Tâm - Nguyễn Thiếu Văn

Suốt tuần qua, câu chuyện “thượng tọa” Thích Minh Tâm -Nguyễn Thiếu Văn (NTV) luôn là tâm điểm để bàn tán khắp nơi của cư dân người Việt ở Sydney, Úc. Một điều khá ngạc nhiên là nhiều người ở đây biết “sư” Minh Tâm là giả và NTV là tay “bán trời không văn tự”; nhưng mấy chục năm qua chẳng có một ai lên tiếng trước công luận!


Bình phong lớn nhất để làm bóng mây che mờ hết lý trí và dễ bị lường gạt đó là cái chức danh tiến sĩ luật và trạng sư với giấy tờ thật bằng tiếng Anh, mà NTV đem ra lòe trong cộng đồng nói tiếng Việt.


Nhưng từ khi thông tin về NTV tràn ngập trên các báo chí ở Việt Nam, lan sang cả Úc, nhiều người trước đây ngại nói đến thì bây giờ đã mạnh dạn cung cấp thông tin, trả lời phỏng vấn. Chúng tôi ghi lại đây một số thông tin đã được kiểm chứng hoặc có nhân chứng sống để bổ sung vào bức chân dung cũng như những hành động gian trá, mờ ám mà NTV đã làm.


Tiến sĩ và không tiến sĩ

Vì lẽ NTV đã từng khai trong đơn khi xin gia nhập Luật sư đoàn bang New South Wales (NSW) với học vị tiến sĩ. Luật sư đoàn, sơ suất trong việc thẩm định hồ sơ, đã lỡ cấp giấy hành nghề trạng sư cho tiến sĩ NTV theo đơn khai nên cái giấy hành nghề của NTV trong 10 năm là thật.

Nhưng, như Báo NLĐ đã đưa tin, Luật sư đoàn NSW đã truất phế vai trò hành nghề luật của ông vì ông mắc tội man khai, không chứng minh được nguồn gốc khoa bảng của mình.


Tuy nhiên, vì quyền cá nhân, NTV có quyền không trưng ra giấy tờ bằng cấp của mình cho bất kỳ ai, kể cả tòa án; nên dù có khai trừ ra khỏi luật sư đoàn vẫn xưng danh là “Dr Van Thieu Nguyen” để trộ thiên hạ.


Một nhân chứng nói rằng NTV đến Úc từ năm 1968 theo diện du học sinh - chương trình học bổng Colombo. NTV cũng cho rằng mình còn có học vị tiến sĩ kinh tế, khi thì nói ở Viện đại học Sydney (University of Sydney, Usyd); khi thì bảo là ở Mỹ và tiến sĩ luật tại Úc. Thực tế, NTV chỉ hay nói về bằng tiến sĩ luật, tốt nghiệp tại Viện Đại học NSW (UNSW) hơn. Cũng nhân chứng này nói, chính mắt anh đã thấy bằng tiến sĩ luật của NTV do UNSW cấp treo trên tường trong phòng làm việc của NTV.  Điều này cũng được xác nhận bởi nhiều người đã từng đến văn phòng của NTV.


Tiếp cận với các hội du học sinh Colombo từ thế hệ đầu tiên cho đến cuối cùng là năm 1974, không có ai tên Van Thieu Nguyen/Thieu Van sang du học Úc trong diện này cả. Hai nhân chứng, người đã từng chia phòng chung với NTV trong những ngày đầu ông ta mới từ Melbourne lên Sydney, vào năm 1982, cho biết là NTV vừa đến từ trại tị nạn Bidong, Malaysia chứ không có đi du học. Thời điểm đó họ có ra một tờ báo Việt ngữ lấy tên là Vietnam Times và NTV được giao làm chân thư ký đánh máy bản thảo.

img
 Nguyễn Thiếu Văn (X) chụp ảnh với Đạt Lai Lạt Ma

Mặt khác, chúng tôi đã đến tận kho trữ liệu của Trường Luật UNSW, nơi mà chính NTV nói đã tốt nghiệp. Dữ liệu Trường Luật UNSW chưa bao giờ có ai tên là Nguyen Thieu Van hay Van Thieu/Thieu Van Nguyen tốt nghiệp tiến sĩ ở đây từ ngày thành lập cho đến nay!


Tiếp chuyện với PGS-TS TNB, một giảng viên Trường Luật UNSW, ông cười: “Chắc có điên mới bảo thế!”, khi đi dò tìm một tiến sĩ luật kiêm trạng sư. Ông lý giải rằng tại Úc, một người đã quyết chí học đến tiến sĩ luật thì họ theo đuổi nghiệp khoa bảng và chỉ dạy tại đại học chứ hiếm ra ngoài làm luật sư. Vì như thế sẽ khó trả nổi chi phí do hành nghề bán thời gian, và ngược lại một người đã làm luật bên ngoài, lên tới trạng sư rồi thì cũng hiếm khi quay lại học tiến sĩ, vì đã có tiền! Trường hợp vừa tiến sĩ kiêm trạng sư này, theo ông TNB thì có lẽ chỉ có một ông tây ở dưới Melbourne- người được coi là “cha đẻ” ngành luật của Úc!


Cẩn thận hơn, chúng tôi cũng tiếp xúc với kho lưu trữ của USyd, là một trong hai viện đại học lớn nhất tiểu bang NSW, cùng với UNSW, cũng không có ai tên là NTV tốt nghiệp tiến sĩ luật ở đây cả.


Nguyễn Thiếu Văn đã từng được gia đình đăng cáo phó

Về chuyện lừa đảo của NTV thì có nhiều chuyện để kể. Chỉ đơn cử một câu chuyện hy hữu mà nhiều người là nạn nhân của ông ta.


Chuyện xảy ra vào khoảng 1996-1998, khi mà NTV còn đang “danh chính ngôn thuận” hành nghề trạng sư luật. Vào năm 1996, khi các trại thuyền nhân tị nạn Việt NamPhilippines chính thức đóng cửa. Hàng ngàn người tị nạn còn kẹt tại đó. Theo quy định, những ai được thanh lọc sẽ được định cư ở một nước thứ ba, số còn lại phải hồi hương. Nắm bắt được tâm lý hoang mang này của dân chúng, vì cư dân Việt Nam tại Sydney có rất nhiều gia đình có người thân kẹt tại Philippines trong diện có khả năng phải hồi hương, NTV cho rằng với tài trạng sư của mình ông có thể giúp người thân của họ qua được khâu thanh lọc và được định cư ở nước thứ ba một cách dễ dàng. Số tiền mà mỗi gia đình phải chi trả cho vụ này tối thiểu là 3.000, tối đa có thể tới 45.000 đô la Úc tại thời điểm đó.


Kết cục, các gia đình này đã bị NTV cho ăn “bánh vẽ” mà chẳng ai làm gì được ông ta, vì đây là chuyện làm ăn không có tính pháp lý nên chẳng ai đi kiện. Thế nhưng, vì mất tiền, nhiều người trong số đó đã tức giận, truy tìm NTV để ăn thua đủ. Bỗng một ngày, trên một tờ báo Việt ngữ ở Sydney đăng cáo phó là Van Thieu Nguyen đã qua đời và tang gia xin cáo phó! Có lẽ đây là một chuyện bi hài “vô tiền khoáng hậu” về NTV.


“Được” chính phủ Úc cấp giấy phép làm tu sĩ phật giáo!

Đối với chúng tôi thì không lạ gì, cho đến cuối năm 2005, NTV vẫn còn là một thường dân. Một nhân chứng cũng đã kịp cung cấp cho chúng tôi bức ảnh của NTV chụp vào năm này (Báo NLĐ đã đăng). Điều này hầu như tất cả cư dân, thương nhân quanh khu cư xá thương mại Bankstown, nơi văn phòng của NTV đóng đô đều biết. “Tiến sĩ, trạng sư luật” NTV luôn xuất hiện ở mọi buổi sinh hoạt cộng đồng người Việt, những nơi có các chính khách chỉ để làm nhiệm vụ phát danh thiếp, bắt tay, tranh thủ chụp hình với những người có chức sắc.


Khoảng đầu năm 2006, bỗng dưng xuất hiện một thượng tọa Thích Minh Tâm, mà người đó không ai khác hơn là  NTV. Gặp người quen, Thích Minh Tâm xưng là đại đức, mặc dù mới hôm trước còn để tóc; gặp người ít quen thì lên thượng tọa. Chuyện đáng để nói hơn, một nhân chứng kể một bữa đó gặp Thích Minh Tâm, hỏi tại sao ông ta lại làm tu sĩ. Thích Minh Tâm nói với người này rằng ông được Chính phủ Úc cấp giấy phép làm thượng tọa (nguyên chữ Thích Minh Tâm dùng là Venerable, có nghĩa là thượng tọa trong Phật giáo).

Không biết thế gian này có còn sự điêu ngoa, đại ngôn nào hơn thế nữa không! Nhân chứng này còn cho biết, thực sự là thấy ông này ăn chay khi đi cùng với nhiều người, nhưng không ít lần thấy Thích Minh Tâm vào các hàng quán một mình mà người này biết chắc 100% các quán ăn đó không bao giờ bán đồ ăn chay cả!

Làm thầy tu sướng lắm!

Một nhân chứng kể, một bận gặp Thích Minh Tâm, hỏi tại sao đi tu. Thích Minh Tâm nghiêm chỉnh trả lời: Đi tu là dễ nhất mà sướng nhất ! Chỉ cần xuống tóc, mặc áo cà sa là thành thầy. Nhất bộ nhất bái, bước ra một bước là chúng sinh lạy thầy, cơm dâng, nước rót.

img
 “Thượng tọa” Thích Minh Tâm đang thuyết pháp!

Mô Phật! Là một phật tử, tôi xin không dám nghe điều này. Nhân chứng này còn khẳng định với chúng tôi là anh ta không đùa đối với tôn giáo. Thích Minh Tâm còn rủ anh xuống tóc đi tu, theo Thích Minh Tâm làm đồ đệ, rồi sẽ thấy điều Thích Minh Tâm nói là đúng. Mà chắc cũng không sai chút nào đối với những hạng người như Nguyễn Thiếu Văn!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo