xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trộm nickname, lừa hàng trăm triệu đồng

NHƯ PHÚ-THY THƠ

Gần đây, cư dân mạng liên tục cảnh báo về việc một người tự xưng là Nguyễn Thế Cường, ngụ tại Hà Nội, chuyên làm đại diện nhận bán hàng điện tử giá rẻ cho các đầu mối ở Úc. Tuy nhiên, bằng thủ thuật tin học, người này đã lừa lọc, nhận tiền qua ngân hàng rồi mất tích

Đầu tháng 3-2009, Đ.L.Thu, 23 tuổi, ở quận Đống Đa, Hà Nội đã gửi đơn trình báo khẩn cấp đến Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an Hà Nội về việc mình bị một kẻ giấu mặt tự xưng là Nguyễn Thế Cường lừa lấy 105 triệu đồng.

img
Biên lai chuyển tiền 3 đợt: 52 triệu đồng, 6 triệu đồng và 15 triệu đồng của Mai Sơn Hải cho Nguyễn Thế Cường


Tiền trao nhưng hàng... bặt tăm


Theo đơn của Đ.L.Thu, chị có người bạn tên là Trần Khánh Linh (từng sử dụng nickname: nini2f), lúc trước sống ở quận 4- TPHCM, hiện đang học bên Úc. Vào tháng 2-2009, thông qua chat, nini2f cho Đ.L.Thu biết hiện mình đang ở bên Úc, có thể mua được nhiều hàng điện tử giá rẻ. Đ.L.Thu và bạn bè liền góp tiền đặt mua laptop và điện thoại di động. Lấy lý do là đang sống bên Úc, nini2f  giới thiệu Thu  với nickname fellhouse1934 và cho biết chủ nickname này là Nguyễn Thế Cường, sẽ đại diện nhận tiền và giao hàng cho Thu khi hàng về VN.


Sau đó, để tạo sự tin tưởng, người tự xưng tên Cường đã chủ động cung cấp CMND mang tên Nguyễn Thế Cường cho Thu. Trong khoảng thời gian từ ngày 24 đến  26-2, theo yêu cầu của Cường, Thu đã chuyển số tiền 105 triệu đồng vào tài khoản 0021001481414 mang tên Nguyễn Thế Cường tại Vietcombank. Sau hai ngày chuyển tiền, Thu không thể liên lạc được với Cường bằng nickname fellhouse1934, còn nickname nini2f cũng tắt câm. Hốt hoảng, Thu nhờ bạn bè dò tìm tung tích người bạn của mình là Trần Khánh Linh thì tá hỏa khi biết Trần Khánh Linh đã bị mất nickname nini2f từ lâu.


Cùng thời điểm trên, thủ phạm cũng đã dùng nickname nini2f để chat với nickname kisslove. Chủ nhân của nickname kisslove là một nữ sinh học lớp 12, tên Mai Thương, ngụ quận 1- TPHCM. Mai Thương là em họ của Trần Khánh Linh. Cũng với chiêu có thể cung cấp hàng điện tử giá rẻ, kẻ giấu mặt thông qua nickname nini2f đã dụ Mai Thương mua 2 điện thoại di động iPhone và 2 điện thoại đời mới khác với giá chưa tới 400 USD. Và hứa chắc nịch: “Hai tuần sau chị sẽ về nước và mang hàng cho em!”. Sau đó kẻ giấu mặt hướng dẫn Mai Thương đến Vietcombank chuyển vào tài khoản cho một người đại diện khác của nini2f ở VN có tên là Nguyễn Văn Phong, số tài khoản 0501000143210 số tiền 7 triệu đồng. Thế nhưng tiền đã trao mà chờ mãi không thấy hàng về.

img
Biên lai chuyển khoản 105 triệu đồng của Đ.L.Thu  cho Nguyễn Thế Cường

Tài khoản thật, chủ nhân giả?


Trưa 16-3, phóng viên Báo NLĐ đã tiếp xúc với nạn nhận thứ 3 trong vụ này là anh Mai Sơn Hải, 24 tuổi, ngụ phường 12, quận Tân Bình-TPHCM. Khác với hai trường hợp trên, Hải mua hàng của nickname vosmasys. Người sử dụng nickname này  tự xưng tên là Võ Hà Thành Thi, du học sinh tại Úc. Điều trùng hợp là vosmasys cũng hướng dẫn Hải liên lạc với nickname fellhouse1934 –có tên là Nguyễn Thế Cường để chuyển tiền và nhận hàng. Fellhouse1934 cũng gửi cho Hải CMND mang tên Nguyễn Thế Cường để tạo niềm tin và số tài khoản 0101586688 tại Ngân hàng Đông Á (DongABank). Cũng như hai nạn nhân trước, Hải cả tin chuyển số tiền 73 triệu đồng cho chủ tài khoản 0101586688, nhưng tiền đi mà hàng vẫn... bặt tăm.


Có CMND của Nguyễn Thế Cường, có số tài khoản của Nguyễn Thế Cường ở DongABank và Vietcombank, vậy Nguyễn Thế Cường có phải là thủ phạm của trò lừa đảo trên? Trao đổi với chúng tôi, ông Trịnh Thường Thức, Trưởng Phòng Thẻ Vietcombank chi nhánh TPHCM, cho rằng có thể tài khoản là thật nhưng tên chủ tài khoản là giả. Tức là có thể thủ phạm đã dùng CMND giả hoặc CMND của người khác rồi thay ảnh của mình vào để qua mặt nhân viên ngân hàng và mở các tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau nên không thể kết luận được Nguyễn Thế Cường có phải là thủ phạm hay không. Tuy nhiên, nếu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản Nguyễn Thế Cường thì Vietcombank sẽ thực hiện.


Phó Tổng Giám đốc DongABank, ông Phùng Duy Khương, cho rằng các giao dịch trên là lừa đảo. Kẻ xấu đã sử dụng tài khoản thẻ đa năng DongABank để làm phương tiện nhận tiền từ người mua hàng. Theo ông Khương, đây là lần đầu tiên DongABank biết được trường hợp cá nhân trao đổi thông tin qua mạng để mua hàng hóa, thanh toán qua ngân hàng. Thông thường ngân hàng không quan tâm mục đích chuyển tiền (trừ trường hợp số tiền quá lớn) giữa cá nhân với nhau, miễn giao dịch thể hiện đúng tên và số tài khoản của người nhận tiền. DongABank chỉ phong tỏa tài khoản hoặc đưa  khách hàng vào danh sách để thường xuyên theo dõi khi có yêu cầu của cơ quan công an.

Lấy lại nickname phải mất 500 USD!


 

Sau khi biết kẻ giấu mặt đã trộm nickname nini2f và lừa tiền của những người bạn thường chat với mình, ngày 28-2, Trần Khánh Linh (đang cư ngụ tại Úc) đã dùng nickname sweet_memory1987 để đối chất, thương lượng với kẻ giấu mặt, đòi lại nickname cũ. Sau đây là lược trích nội dung chat giữa hai người được Trần Khánh Linh lưu lại:

- Sweet_memory1987 (Trần Khánh Linh):  Bạn đã đánh cắp account của tôi! Tôi không kiện cáo, chỉ muốn lấy lại nick thôi!

- Nini2f (kẻ giấu mặt): Cứ tốn tiền kiện!

- Sweet_memory1987 (Trần Khánh Linh): Bạn muốn sao mới trả lại nick?

- Nini2f (kẻ giấu mặt): 500 USD!

Cẩn trọng khi giao dịch trên mạng


Theo thạc sĩ Võ Hoàng Hải, giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin Trường ĐH Tôn Đức Thắng, điều quan trọng nhất là người dùng phải luôn cảnh giác và cẩn trọng khi trao đổi thông tin trên mạng, đặc biệt là các thông tin có giá trị cao, bởi trao đổi bằng các phần mềm chat không phải là phương thức an toàn. Mặt khác, không nên đặt mật khẩu là những thông tin cá nhân như ngày sinh, họ tên người thân... mà người khác có thể dễ dàng đoán ra. Không nên sử dụng máy tính ở các điểm dịch vụ internet, nơi dễ bị lộ thông tin.


Ngoài các trường hợp trên, hiện nay kẻ xấu có một số thủ đoạn ăn cắp mật khẩu phổ biến chẳng hạn, dùng phần mềm gián điệp Key Logger lưu những phím được gõ lại. Các phần mềm này có thể tự động ghi lại tên và mật khẩu các chương trình rồi gửi email đến địa chỉ định sẵn. Để phòng chống khi có dấu hiệu khả nghi hoặc thấy không an toàn, chúng ta có thể sử dụng bàn phím ảo – bàn phím hiện ra trên màn hình - cho phép bấm chuột để nhập ký tự thay vì phải gõ ký tự từ bàn phím. Thứ hai là tạo giao diện đăng nhập giả khiến chủ nhân không biết nên đánh tên và mật mã vào. Khi đó, các thông tin này sẽ được gởi đến địa chỉ của kẻ cắp. Cách phòng chống tốt nhất là kiểm tra địa chỉ trang đăng nhập có đúng chính xác là trang của mình hay không – (nhấn refresh nhiều lần trình duyệt để kiểm tra địa chỉ có bị thay đổi không). Thứ ba, kẻ xấu có thể gửi một tập tin bất kỳ có chứa phần mềm gián điệp qua chương trình chat, phần mềm này được lập trình sẵn để lấy cắp mật khẩu rồi tự động gửi về cho kẻ cắp. Để phòng tránh, tuyệt đối không nhận gì từ nick lạ, nên dùng các chương trình Anti-Virus, Anti-Spyware và cập nhật phiên bản Y!M thường xuyên.

img

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo