xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sinh viên “choáng” với đào tạo theo tín chỉ

Bài và ảnh: Thùy Vinh

“Nhiều sinh viên (SV) chưa thể thích nghi với hình thức đào tạo theo tín chỉ, đặc biệt, đối với SV năm thứ nhất hoặc từ vùng nông thôn...”. Ông Phạm Tấn Hạ, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, nhận định như vậy về tình hình đào tạo theo tín chỉ. Trong quá trình các trường ĐH, CĐ chuyển từ đào tạo niên chế sang tín chỉ, tình hình chung là trường triển khai tới đâu sinh viên “kêu” tới đó.

img
Đào tạo theo học chế tín chỉ buộc sinh viên phải tự học nhiều hơn. Trong ảnh: Sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM đang tự học


Chưa quen cách học


Ông Phạm Tấn Hạ cho rằng nguyên nhân của sự “choáng ngợp” là do SV đã quen cách học ở phổ thông theo kiểu một chiều, thầy đọc trò chép, thầy giảng trò ghi... Khi chuyển sang học theo tín chỉ, SV phải tăng thời gian tự học, không có người kèm cặp thường xuyên, phải tự vận động nhiều hơn nên cảm thấy nhiều áp lực.


Một giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM cho biết có những lớp rất nhiều thủ khoa đầu vào, tưởng rằng buổi học sẽ sôi nổi và chủ động nhưng cuối cùng giảng viên vẫn nói nhiều mà SV lại không chịu nói. Thật ra, SV không biết gì để trao đổi vì không chủ động đọc trước tài liệu...


Đồng tình với ý kiến trên, thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Phúc, giảng viên khoa Anh Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng việc yêu cầu SV năm thứ nhất phải ngay lập tức có khả năng tự học và tự nghiên cứu là điều khó khăn. Bên cạnh đó, SV cũng phải thường xuyên làm các bài tập về nhà, cũng như tham gia nhiều buổi hội thảo. Điều này gây ra tình trạng quá tải đối với SV.


Một vấn đề tưởng như rất dễ dàng là bố trí học nhóm, nhưng SV cũng chưa quen cách học này khi ai cũng muốn làm nhóm trưởng. “Có nhóm, SV ngồi với nhau bàn bạc cả ngày nhưng cuối cùng chẳng ai nghe ai”, bà Nguyễn Thị Mai Bình, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Hùng Vương, nói.


Chưa thuần cách thi


Do chưa quen với cách học mới, hiệu quả học tập thấp nên SV nhiều trường thường xuyên xin rút môn học. Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng Phòng Công tác học sinh- SV Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cho biết học kỳ II năm học 2007-2008 có khoảng 6.000 SV xin rút môn học. Việc rút môn học tiếp tục xảy ra ồ ạt trong học kỳ I năm học 2008-2009 khi có đến 7.000 lượt SV xin rút môn học. Theo ông Đức, mỗi học kỳ, SV được quyền chọn học tối thiểu 15 tín chỉ nhưng do không lường được sức mình nên SV đăng ký học thêm tín chỉ nhiều dẫn đến quá tải, không học nổi, các em phải xin rút. Ông Đức cho biết thêm: “Có em đăng ký 15 môn, nhưng đến kỳ thi, em này xin rút 14 môn, dự thi đúng có một môn. Quá nhiều SV rút môn học nên có những phòng thi chỉ có vài em”. Chính điều này đã gây ra sự lãng phí khi trường vẫn phải sắp xếp phòng thi, cán bộ coi thi...


Tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, đối với học kỳ đầu tiên của SV năm thứ nhất, trường không cho SV đăng ký môn học mà “đăng ký hộ” cho SV số tín chỉ cố định để SV thích nghi dần.


Cần thời gian, lộ trình


Trong khi đó, nhiều SV cũng tâm tư việc bố trí giờ học của nhà trường cũng như công tác thư viện chưa hỗ trợ nhiều cho người học trong đào tạo theo tín chỉ. Tiếp xúc với chúng tôi tại sảnh Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, một SV ngành ngữ văn than thở các môn học được bố trí trải ra trong một ngày, nên có lúc SV học một vài tiết buổi sáng rồi nghỉ và đến chiều lại học một vài tiết nữa. Có những buổi học kết thúc vào hết tiết cuối cùng của buổi sáng nhưng môn học sau lại bắt đầu vào tiết đầu tiên của buổi chiều, do đó SV chỉ có thời gian ít ỏi để ăn trưa rồi chuyển giảng đường để học. SV này cho biết rất mệt mỏi khi lịch học được bố trí căng như vậy.


Một SV ngành tâm lý học cho biết thêm, đối với các môn lý luận đại cương, việc học hết sức khó khăn bởi SV phải tự tìm tài liệu đọc thêm, nhưng không phải lúc nào cũng có thể tìm được đúng tài liệu mà giảng viên liệt kê ở thư viện.


Ngoài ra, thay vì được thi lại hai lần như trước đây, đào tạo theo tín chỉ chỉ cho phép SV thi một lần, không đạt điểm thi kết thúc môn học, SV viên phải đóng học phí học lại môn học. Đây thực sự là áp lực khiến SV phải học nhiều hơn.


Theo bà Nguyễn Thị Mai Bình, không chỉ SV mà phụ huynh cũng chưa quen với đào tạo tín chỉ nên có người đã đến tận trường thắc mắc: “Vì sao con tôi học chăm chỉ suốt ngày mà điểm học kỳ lại dưới trung bình?”. Do vậy, hiện nay Trường ĐH Hùng Vương vẫn phải áp dụng cả thang điểm 10 lẫn thang điểm 4 để tránh bỡ ngỡ cho SV lẫn... phụ huynh!


“Thật khó vận dụng triệt để hình thức đào tạo tín chỉ trong ngày một, ngày hai. Cần có lộ trình, có thời gian để “thấm” được tính ưu việt của hình thức đào tạo này cũng như để SV thay đổi thói quen học tập”- bà Nguyễn Thị Mai Bình nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo