xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trù dập người tố cáo tiêu cực

Bài và ảnh: An Phương

Tự ý pha chế dịch chạy thận nhân tạo, “ăn” tiền khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi hàng trăm triệu đồng... nhưng không bị xử lý

Bà Nguyễn Thị Hồng Lam (nguyên phó trưởng phòng điều dưỡng Bệnh viện Hữu Nghị - Hà Nội) vừa gởi đơn kêu cứu đến Báo Người Lao Động vì bị trù dập sau khi những vụ việc tiêu cực ở bệnh viện mà bà tố cáo bị phanh phui. Bà Lam cho biết ngày 19-3, trưởng phòng tổ chức cán bộ của bệnh viện yêu cầu Khoa Chống nhiễm khuẩn và bà Lam phải làm kiểm điểm. Lý do kiểm điểm là “gửi đơn thư vượt cấp mang dụng ý cá nhân gây tổn hại đến uy tín bệnh viện, sử dụng và phát tán tài liệu kiểm toán của Bệnh viện Hữu nghị”.

img
Bà Nguyễn Thị Hồng Lam trao đổi với phóng viên Báo NLĐ


Sai phạm rõ ràng nhưng không bị xử lý


“Những tố cáo của tôi đã được thanh tra kết luận rõ ràng, kết quả kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước công bố, đã được công khai mấy năm trời, có phải tài liệu mật đâu mà quy cho tôi tội phát tán tài liệu?”- bà Lam bức xúc.


Năm 2007, bà Lam làm đơn tố cáo những tiêu cực xảy ra tại Bệnh viện Hữu Nghị. Nửa tháng sau, bà bị điều động từ chức phó trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện xuống Khoa Chống nhiễm khuẩn làm công tác điều dưỡng trưởng của khoa với công việc chính là... giặt, sấy, hấp dụng cụ, cắt băng gạc. Sau đó, cuối năm 2007, chỉ sau khi có chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Đoàn Thanh tra của Bộ Y tế mới làm rõ những tố cáo của bà Lam. Phần lớn tố cáo này là có căn cứ, trong đó có cả những sai phạm hết sức nghiêm trọng như tự ý pha chế dịch chạy thận nhân tạo. Bên cạnh đó, Kiểm toán Nhà nước khi vào kiểm toán cũng chỉ rõ Bệnh viện Hữu Nghị còn “ăn” luôn cả tiền khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi. Cụ thể, năm 2005, dù không thực hiện chi khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi, nhưng bệnh viện vẫn quyết toán chi hết 100 triệu đồng cho bệnh nhi.


Sai phạm của bệnh viện đã rõ ràng như vậy nhưng Thanh tra Bộ Y tế lại cho rằng chưa có đủ căn cứ để kết luận có dấu hiệu giám đốc bệnh viện trù dập và giáng chức bà Lam nên chỉ cần “rút kinh nghiệm khi làm các thủ tục và ra các quyết định điều động phải chặt chẽ hơn; đặc biệt trong trường hợp có đơn thư khiếu nại, tố cáo”.

img

Các vụ việc tiêu cực đã được cơ quan chức năng kết luận, nhưng bà Nguyễn Thị Hồng Lam vẫn bị trù dập.


Phớt lờ chỉ đạo của Phó Thủ tướng


Kết luận của Thanh tra Bộ Y tế nêu rõ: “Thời gian qua, tại Bệnh viện Hữu Nghị có ý kiến chưa thống nhất trong lãnh đạo, nội bộ đơn vị có dấu hiệu mất đoàn kết, viên chức của bệnh viện gửi đơn vượt cấp đến nhiều cơ quan, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số báo chí. Để xảy ra tình trạng trên, trách nhiệm trước hết thuộc về cấp ủy Đảng và ban giám đốc bệnh viện”.


Ngoài ra, liên tiếp trong 3 năm, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã có 3 văn bản chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương xử lý, giải quyết dứt điểm các tồn tại, thiếu sót tại Bệnh viện Hữu Nghị. Thế nhưng, cả lãnh đạo Bộ Y tế lẫn lãnh đạo Bệnh viện Hữu Nghị đã “phớt lờ” chỉ đạo của Phó Thủ tướng. Trái lại, người tố cáo tiêu cực là bà Lam, phải liên tục làm kiểm điểm suốt từ năm 2007 cho đến 2009. Gần đây nhất là vụ việc ngày 19-3, bà Đào Thị Hằng, trưởng phòng tổ chức cán bộ của bệnh viện, yêu cầu Khoa Chống nhiễm khuẩn và bà Lam phải kiểm điểm.


Điều đáng nói là trong biên bản cuộc họp kiểm điểm của Khoa Chống nhiễm khuẩn, lại ghi: “Trong quá trình làm việc tại khoa, chị Nguyễn Thị Hồng Lam hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có quan hệ tốt với anh chị em trong khoa... Đơn khiếu nại, tố cáo không liên quan gì đến khoa, việc đúng sai thế nào đã được Thanh tra Bộ Y tế kết luận. Khoa đề nghị lãnh đạo bệnh viện xem xét, giải quyết theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao”.

Không phải điều động mà là cách chức


Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một bác sĩ làm việc lâu năm trong ngành y tế phân tích: Từ vị trí phó trưởng phòng điều dưỡng chuyển về công tác tại vị trí điều dưỡng trưởng Khoa Chống nhiễm khuẩn không phải là điều động công chức mà là hành vi giáng chức. Bởi chức năng và nhiệm vụ của hai vị trí này hoàn toàn khác nhau. Phó trưởng phòng có thể đào tạo, điều hành điều dưỡng trưởng nhưng điều dưỡng trưởng không thể làm ngược lại. Hơn nữa, để đảm nhiệm vị trí phó trưởng phòng điều dưỡng, phải trải qua kinh nghiệm làm điều dưỡng trưởng khoa; còn để được bổ nhiệm điều dưỡng trưởng thì không nhất thiết phải trải qua kinh nghiệm quản lý.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo