xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nguồn gốc bí ẩn của virus H1N1

NGUYỄN CAO

Tổ tiên của bệnh cúm A/H1N1 ở đâu? Bệnh nhân đầu tiên đã bị nhiễm như thế nào? Thế giới có phản ứng một cách thái quá như một số dư luận phản ánh? Đó là những câu hỏi mà các nhà khoa học đang vất vả tìm câu giải đáp

Xem Cúm A (H1N1) sẽ thành đại dịch?

Mexico là nước đầu tiên tuyên bố dịch cúm A/H1N1, các nhà điều tra đang lê bước đến từng trại heo và làng mạc xa xôi ở Mexico để truy tìm nguồn gốc của chủng cúm mới này. Nhưng theo đài truyền hình Mỹ CNN, có thể nguồn gốc bí ẩn của con virus cúm 2009 sẽ được dàn máy tính của Khoa Tin học Y sinh - Trường Đại học Columbia, Mỹ, giải đáp trong nay mai.

img
Virus H1N1. Ảnh: REUTERS

Chỉ mới tìm được “bà con xa”


Giáo sư (GS) Raul Rabadan, đồng chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cúm A/H1N1tại Trường Đại học Columbia, cho biết dàn máy đã tìm thấy những“bà con, họ hàng”gần nhất của virus H1N1. Đó là những con virus cúm heo đã bị cô lập tại Mỹ từ nhiều năm qua. Theo bài phân tích, vừa được đăng tải trên trang web Eurosurveillance, trong con virus mới có ít nhất hai chủng cúm heo thuộc hàng tổ tiên, trong đó có một chủng phát hiện ở Bắc Mỹ năm 1998. Tuy nhiên, GS Rabadan nhấn mạnh rằng đó là “bà con, họ hàng xa”. Hãy còn quá sớm để khẳng định rằng cúm A/H1N1 đến từ nước Mỹ.


Vẫn theo GS Rabadan, cúm giống như một trò chơi xếp hình nhỏ có 8 miếng, mỗi miếng có chức năng riêng biệt. Những cách xếp thay đổi liên tục làm cho con virus cũng thay hình đổi dạng liên tục. Điều này giải thích tại sao cơ thể chúng ta không thể miễn nhiễm hoàn toàn khi đối đầu với nó và tất cả các loại vắc-xin chống cúm phải được cập nhật thường xuyên.


Khi hai con virus khác chủng tấn công cùng một tế bào, chúng có thể tạo ra một chủng virus mới. Quá trình này được gọi là tái cấu trúc. Con H1N1 cũng vậy. Bên trong nó có ba gien cúm là cúm heo, cúm gia cầm và cúm người. GS Rabadan và các đồng sự đang tìm tổ tiên gần nhất của từng gien cúm và cố gắng tìm hiểu xem từng gien đã tái cấu trúc như thế nào trong quá khứ. Đây là một câu hỏi rất khó tìm lời đáp.


Cho tới nay, các nhà khoa học chưa xác định được con virus H1N1 2009 xuất phát từ đâu trên bản đồ địa lý thế giới. Hy vọng với những mẫu bệnh phẩm đã thu nhận được, các nhà nghiên cứu có thể lần ra những đầu mối. Nhìn dưới góc cạnh mã gien, người ta vẫn chưa biết vật chủ của con virus mới này là gì, mức độ lây lan của nó dễ dàng đến mức nào và mức độ gây hại chết người của nó là cỡ nào.


Gần đây, người ta được biết bệnh nhân đầu tiên của bệnh cúm H1N1 – giới chuyên môn gọi là “bệnh nhân số không”- là một cậu bé 5 tuổi ở làng La Gloria, Mexico. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chính xác cậu bé này bị nhiễm con virus bí hiểm đó như thế nào, từ đâu.


Có một số người bảo truy tìm gốc rễ con virus H1N1 không quan trọng bằng việc tìm những điểm yếu về môi trường và tăng cường những biện pháp giám sát. Bà Laurie Garrett, học giả cao cấp về y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế, là một trong số đó. Bà nhận xét: “Chúng ta không thể nói một cách chính xác rằng “trại heo này sinh ra con virus H1N1”. Vì vậy tôi nghĩ rằng nếu chúng ta biết được loại môi trường nào phát sinh nguy cơ (cúm A/H1N1) để đối phó thì đó mới là điều quan trọng nhất”.


Đối với các bệnh cúm, môi trường dễ phát sinh nhất là các trại chăn nuôi có quy mô công nghiệp. Trong trường hợp cúm gia cầm, đó là sân sau nuôi gia cầm kiểu gia đình. Cả hai trường hợp, theo bà Garrett, đều dẫn đến sự thua thiệt về mặt kinh tế khi ra quyết định tiêu hủy một loại động vật nào đó.


Bà Garrett nhấn mạnh đến việc cần thiết phải giám sát các chuồng trại và môi trường nếu không muốn thua thiệt về kinh tế. Và trong trường nuôi gà kiểu trang trại gia đình nhỏ lẻ như ở Indonesia chẳng hạn, dịch cúm rất dễ xảy ra vì chẳng có sự giám sát nào từ phía chính quyền cũng như từ ý thức của người chăn nuôi.


Tuy vậy, bà Garrett vẫn thừa nhận rằng tìm hiểu gốc rễ dòng giống gien sẽ đem lại nhiều manh mối hữu ích. Theo bà, việc hợp tác giữa Mỹ, CanadaMexico trong từng bước điều tra hiện nay là rất tốt. Ngược lại, việc Indonesia từ chối gửi bệnh phẩm cúm gia cầm đến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong quá khứ là rất đáng tiếc.

img
Giáo sư Raul Rabadan. Ảnh: PHÒNG LAB RABADAN

Mexico hay ở đâu?


Peter Daszak, Chủ tịch Hội Khoa học gia quốc tế Wildlife Trust, là người đã dùng mô hình máy tính để tìm những điểm nóng thường hay phát tán các bệnh truyền nhiễm bao gồm các nước Trung Quốc, Đông Nam Á, Mexico, một phần của Brazil, châu Âu và Mỹ. Ông đã nêu lên kết quả nghiên cứu này trong một cuộc nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature hồi năm ngoái với tư cách đồng tác giả.


Nghiên cứu cho thấy những yếu tố kinh tế-xã hội, môi trường và sinh thái tương quan với việc phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Chúng giúp xác định “những điểm nóng”phát sinh bệnh.


Hiện nay, các nhà khoa học đang soi các chuyến bay và tàu hàng xuất phát từ Mexico đi các nước để tìm hiểu xem virus H1N1 đã lây lan như thế nào. Ông Daszak cũng lưu ý rằng Mexico mỗi năm nhập khá nhiều heo từ Mỹ, Canada và nhiều nước khác. Vì vậy, theo ông, “cúm A/H1N1 có thể phát sinh ở Mexico cũng như ở Mỹ và Canada”.


Daszak còn nhận xét rằng những yếu tố chủ yếu gây ra bệnh truyền nhiễm là mật độ dân cư, sản lượng vật nuôi và chiến lược thay đổi sản lượng lương thực.

 

Kỳ tới: “Bệnh nhân số không”

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo