xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hụt hẫng nhân lực ngành luật

PGS-TS Hoàng Thế Liên (Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp)

Sinh viên ra trường thiếu kiến thức chuyên sâu, yếu về kỹ năng hành nghề, ngoại ngữ, khả năng phân tích chính sách...

Ở mức độ khái quát nhất, có thể nói rằng, so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế thì nước ta đang đứng trước một sự hụt hẫng lớn về đội ngũ cán bộ pháp luật, về chất lượng cán bộ, đó là một thách thức không dễ vượt qua trong một sớm một chiều.


Nước ta đang có nhu cầu rất lớn về cán bộ pháp luật. Chỉ tính riêng các chức danh tư pháp, từ nay đến năm 2020, cần phát triển hệ thống cơ sở đào tạo luật để có đủ sức đào tạo ước tính 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại... (hiện cả nước có khoảng 6.000 luật sư, 5.000 thẩm phán, 4.000 điều tra viên, 400 công chứng viên). Đó là chưa kể nhu cầu cán bộ pháp luật ở các bộ, ngành...


So với nhu cầu lớn về cán bộ pháp luật thì năng lực đào tạo pháp luật hiện có chưa thấm vào đâu. Quy mô của mạng lưới đào tạo luật chỉ đạt từ 3.500 đến 4.000 cử nhân luật hệ chính quy mỗi năm. Trong khi đó, việc đào tạo cử nhân luật tại chức được mở khá dễ dãi, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của đội ngũ cán bộ pháp luật.


Thời gian qua, do phải đáp ứng yêu cầu trước mắt về nguồn nhân lực cho xã hội, cũng như hạn chế về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, tài liệu học tập, phương pháp đào tạo... nên chất lượng đào tạo luật còn nhiều hạn chế. Sinh viên ra trường trưởng thành chậm, còn thiếu kiến thức chuyên sâu, yếu về kỹ năng hành nghề, ngoại ngữ, khả năng phân tích chính sách, phát hiện và xử lý những vấn đề pháp lý phức tạp nảy sinh trong thực tiễn. Nói một cách khái quát là cán bộ pháp luật của nước ta còn khá non về tính chuyên nghiệp trong nghề luật.


Đồng thời, như chúng ta đã biết, kiến thức pháp luật liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học xã hội cần được tiếp cận và giải quyết trong mối quan hệ với luật học (như kinh tế học pháp luật, xã hội học pháp luật). Ngược lại, vấn đề pháp lý chỉ có thể nhìn nhận và lý giải trong mối quan hệ với các lĩnh vực khoa học xã hội khác. Trong đào tạo luật của nước ta thời gian qua chưa giải quyết vấn đề này. Nhìn vào chương trình của các cơ sở đào tạo, sau phần đại cương là một loạt môn học thuần túy pháp luật, hầu như không có môn học nào mang tính chất liên ngành. Vì vậy, cử nhân tốt nghiệp hay rơi vào tình trạng pháp lý thuần túy khi phải giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc đặt ra, nhiều khi trở nên lạc lõng.


Ở một số nước, họ đã nhận ra những hạn chế của đào tạo thuần túy pháp luật. Vì vậy, nội dung chương trình đào tạo khá linh hoạt, đa dạng và có tính liên thông trong ngành học. Chẳng hạn, ở Singapore, Khoa Luật Trường ĐH Tổng hợp quốc gia liên kết với Trường Kinh doanh thực hiện chương trình đào tạo liên thông 5 năm hai bằng cử nhân luật và cử nhân kinh tế. Ở Mỹ, điều kiện để vào học luật là phải tốt nghiệp một ĐH khác. Nhiều nước cho rằng mô hình đào tạo luật của Mỹ rất phù hợp với việc hành nghề luật mang tính chuyên sâu trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo