xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nông dân kiểu mới

Bài và ảnh: Huỳnh Nga

Bằng việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, Trần Văn Thọ đã làm giàu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi

Trang trại của anh Trần Văn Thọ nằm tại số 4/30 A ấp 4, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè - TPHCM rộng 4 ha với vườn cây ăn trái đủ các loại: xoài, thanh long, bưởi... Sau vườn cây là trại nuôi heo sạch nép bên chiếc ao rộng. Từ trong nhà, Trần Văn Thọ bước ra, kè kè bên mình chiếc máy tính xách tay. Trông anh giống kỹ sư tin học hơn một nông dân chân lấm, tay bùn. Thế nhưng anh lại là nông dân tiêu biểu trẻ tuổi của TP vừa được tuyên dương.

img
Nông dân Trần Văn Thọ tại trại heo của mình


Chỉ cần click chuột...


Trong tương lai, tôi sẽ đầu tư trang trại nuôi heo rừng kết hợp với nuôi heo thịt. Với trang trại mới, tôi sẽ thu nhận thêm lao động, giải quyết việc làm cho người dân trong vùng.

Đặt máy tính lên bàn làm việc, Thọ mời tôi ngồi cạnh bên. Khi máy khởi động cũng là lúc trên màn hình hiện ra phần mềm quản lý trang trại đàn heo, ao cá. Chỉ cần click chuột, trang trại heo hiện ra với sơ đồ chuồng trại, những công việc cần thiết cho ngày mới. Ở chuồng số 2 là lịch chích ngừa viêm phổi; chuồng số 3: ngừa viêm tai xanh, lở mồm long móng; chuồng 4: ngừa tả... Click chuột sang trại heo con, hiển thị trước mắt tôi là một form quản lý với lý lịch rõ ràng: ngày đẻ, số lần chích ngừa trong tháng và số heo con mới được cập nhật theo ngày. Với đàn heo thịt, những chú heo trưởng thành, chuẩn bị xuất chuồng cũng được anh quản lý chặt chẽ. Lướt sang mô hình quản lý ao cá, hàng loạt chiếc ao hiện ra được ghi chú từng loài cá được nuôi, thức ăn và thời gian thu hoạch... Anh Thọ nói: “Lẽ ra, tôi theo ngành xây dựng, nối nghiệp ba nhưng vì thương mẹ một nắng hai sương nên đành bỏ nghề về làm nông”. Tốt nghiệp trung cấp ngành xây dựng, cơ duyên đưa Thọ đến với nghề nông là do mẹ Thọ có miếng đất được ngoại để lại. Vì muốn cải tạo mảnh đất hoang hóa, mẹ Thọ đã về đây với quyết tâm biến đất hoang thành vườn cây, ao cá. Và Thọ đã lặn lội phụ mẹ đào ao, lên đê rửa phèn, ngăn mặn.


Năng động, không ngừng học hỏi


Khi mảnh đất được cải tạo xong cũng là lúc Thọ và mẹ bắt tay vào việc nuôi cá, trồng cây. Để có thêm kiến thức cũng như kỹ thuật nuôi trồng, Thọ đã tìm mua các sách về trồng trọt, chăn nuôi tham khảo. Tận dụng 5.000 m2 diện tích mặt nước, Thọ thử nghiệm nuôi cá rô phi. Ngày ngày, với chiếc xe máy của mình, Thọ đến các chợ chở rau, cải về làm thức ăn cho cá. “Lúc ấy, gặp lại bạn bè, tụi nó không nhận ra vì da tôi đen, còn áo quần lếch thếch” - anh kể. 


Sự cố gắng của Thọ đã được đền bù xứng đáng khi vụ thu hoạch cá năm ấy anh lời hơn 100 triệu đồng. Từ thành công đầu, anh nghĩ ngay đến việc nuôi heo. 30 chú heo đầu tiên được anh bắt về nuôi cạnh ao cá. Mô hình vườn - ao - chuồng được anh áp dụng. Đợt heo đầu thành công, Thọ mua thêm gần 100 chú heo khác thả vào trại. Tuy  nhiên, vì không am tường về kỹ thuật cũng như tiêm vắc- xin định kỳ nên đàn heo bệnh và chết dần. Từ thất bại đó, Thọ quyết tâm đi học kỹ thuật nuôi heo. Ngày ngày, anh đến chi cục thú y cùng các kỹ sư trao đổi kỹ thuật nuôi heo, cách thiết kế chuồng trại. Chỉ vài tháng sau, Thọ thiết kế lại chuồng trại cho từng loại heo, xử lý nước thải, phân, vệ sinh chuồng trại, quản lý dịch tễ, nguồn thức ăn, tiêm phòng... Đàn heo của anh đã được gầy dựng lại với quy trình nuôi hiện đại hơn.


Nghĩa tình với bà con


Dẫn tôi tham quan trại heo với gần 100 con heo nái, 500 con heo thịt và gần 1.000 chú heo con, Thọ cho biết: “Tất cả đều là heo sạch, không bệnh tật và có giấy chứng nhận của thú y”. Học hỏi kinh nghiệm nuôi heo của nhân dân cùng những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật hiện đại và qua những thành công cũng như thất bại, Thọ đã trở thành người chăn nuôi heo có nghề.  


Ngoài kinh nghiệm nuôi heo, Thọ còn biết cơ bản đặc tính một số loài cá cũng như  việc lai tạo, nhân giống chúng. Đó cũng là niềm tự hào mà anh có được trong suốt 5 năm gắn bó với nghề nông. Không những thế, trong trang trại, anh còn được nhiều người yêu mến vì luôn biết giúp đỡ mọi người. Ông Lưu Văn Chiêm (Bến Tre), người gắn bó với trang trại này suốt 3 năm qua, cho biết: “cậu ấy sống rất có tình, hay giúp đỡ những người khó khăn trong xóm hay người làm công trong trang trại. điều tôi quý nhất ở cậu ấy chính là sự năng động, chịu khó học hỏi, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào công việc”

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo