xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không thể biện minh cho việc quản lý lỏng lẻo

Phạm Dương thực hiện

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Hoàng Anh đã khẳng định như vậy khi đề cập đến công tác quản lý thị trường trước việc hàng Trung Quốc kém chất lượng đang tràn vào thị trường VN

. Phóng viên: Ông có thông tin gì về việc sản phẩm quần áo và đồ chơi ở Quảng Đông, có chất độc hại vào VN?

img

- Ông Nguyễn Hoàng Anh: Dù chưa có thông tin chính thức của cơ quan có thẩm quyền về vấn đề báo chí thông tin nhưng tôi tin chắc là có. Là một người tiêu dùng, không phải bây giờ mà từ nhiều năm nay tôi đã rất lo ngại trước tình trạng hàng hóa kém chất lượng nói chung, trong đó có hàng hóa nhập theo đường tiểu ngạch ở những vùng sản xuất chất lượng thấp của Trung Quốc (TQ) nhập vào VN. Đây là tình trạng đáng báo động chứ không còn là lo ngại.


. Theo ông, ai phải chịu trách nhiệm để tình trạng hàng hóa kém chất lượng, thậm chí có hại tới sức khỏe người tiêu dùng, của TQ tràn ngập thị trường nước ta?

- Hiện chúng ta có đầy đủ lực lượng kiểm soát, kiểm tra hàng hóa TQ nhập vào VN như hải quan, biên phòng và lực lượng QLTT, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng hàng hóa, công an... nhưng vẫn chưa kiểm soát được chất lượng hàng TQ nhập vào VN.

Theo tôi một phần là do hệ thống pháp luật chúng ta còn chưa bao quát hết những vi phạm và đặc biệt là chế tài còn quá nhẹ tay nên dẫn tới tình trạng người kinh doanh vì hám lợi vẫn làm bất chấp ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống người dân. Thứ hai là có một bộ phận không nhỏ lực lượng làm công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa TQ nhập khẩu chưa có ý thức.

Nhưng điều rất quan trọng và khiến tôi thất vọng nhất là khi đại biểu Quốc hội chất vấn các cơ quan chức năng về vấn đề này họ luôn lấy lý do nhân sự thiếu, biên chế không đủ, chưa đầu tư kinh phí mua thiết bị kiểm tra, giám định chất lượng hàng hóa... để biện minh.


. Ông nghĩ sao trước thực trạng hàng lậu từ TQ bán công khai và tràn lan trên thị trường mà hầu như rất ít bị xử lý?

- Bộ Công Thương có trách nhiệm QLTT trong nội địa. Vấn đề là phải làm sao ngăn chặn hàng hóa kém chất lượng ngay từ cửa khẩu và bên cạnh đó phải trị tới nơi bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng thì mới có thể xử lý được tình trạng hàng hóa kém chất lượng.

Xung quanh công tác quản lý này chúng ta còn quá nhiều sự sơ hở, yếu kém. QLTT mới chỉ nắm về hình thức, còn muốn kiểm soát được thì mọi hàng hóa bán ra thị trường phải có nguồn gốc để đánh thuế. Tôi nghĩ không phải là chúng ta không làm được, mà vấn đề là cơ quan hữu trách có làm hay không và làm đến đâu.

img
Quần áo, giày dép, túi xách TQ tràn ngập thị trường VN. Ảnh: H.THÚY


. Hàng TQ vào VN nhiều khi rẻ tới mức khó hiểu, tại sao chúng ta không áp dụng công cụ chống bán phá giá?

- Trước hết, hệ thống pháp luật của chúng ta chưa bao quát được hết. Thứ hai, hàng hóa TQ vào thị trường VN bằng con đường tiểu ngạch, trốn lậu thuế rất nhiều mà vào tiểu ngạch thì rất khó thực hiện điều đó. Muốn kiểm soát được hàng TQ nhập ồ ạt vào nước ta, trước hết cần phải quy định rất chặt chẽ về chất lượng sản phẩm.

Thứ hai, nếu chặn ngay tại cửa khẩu, khu vực biên giới chưa hiệu quả thì phải siết tại khâu bán lẻ ra thị trường. Khi bắt được các trường hợp vi phạm phải xử lý ở mức độ rất nặng chứ không nên mang tính răn đe như hiện nay.


. Chúng ta đang rất nỗ lực để kích cầu hàng nội địa. Ông có cho rằng mạnh tay chống hàng lậu là một biện pháp kích cầu hàng nội hữu hiệu?

- Không phải đến lúc này mới nói tới điều này mà phải làm sao chống được hàng lậu, quản lý được thị trường và tận thu được nguồn thuế. Không thể lấy lý do này nọ để biện minh cho việc quản lý lỏng lẻo thị trường. Kiểm soát tốt, chúng ta còn có nguồn thuế quan trọng để góp phần giải quyết các vấn đề chính sách xã hội.

PGS – TS Nguyễn Trọng Hoài, Trưởng Khoa Kinh tế Phát triển Trường  ĐH Kinh tế TPHCM:

Sức tiêu thụ hàng trong nước sẽ giảm

Trong hoàn cảnh suy thoái, người dân tiết giảm chi tiêu, hàng TQ tràn vào, giá rẻ hơn hàng nội địa càng khiến sức tiêu thụ hàng trong nước giảm sút. Doanh nghiệp (DN) trong nước không bán được hàng, tồn kho gia tăng. Những DN không có kế hoạch kinh doanh bài bản chắc chắn gặp khó khăn, công nhân thất nghiệp... Nền kinh tế tiếp tục rơi vào vòng suy thoái và kèm theo đó là nhiều hệ lụy mang tính chất vĩ mô.  Các hiệp hội ngành nghề và DN trong nước chưa biết tìm ra hoặc tận dụng những kẽ hở, nhược điểm của hàng ngoại nhập (chẳng hạn sự kiện hàng may mặc, đồ dùng trẻ em TQ nhiễm hóa chất độc hại) để “đánh” và vận động người dân dùng hàng trong nước. Nhiều DN chưa mặn mà với thị trường tiêu dùng bình dân vì không cạnh tranh lại với hàng TQ mà quên rằng đây là thị trường rất lớn với 70% người tiêu dùng VN có thu nhập thấp.

 

Ông Hồ Đức Lam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Vn, Chủ tịch HĐQT Công ty Nhựa Rạng Đông:

Nhà nước thất thu, DN gặp khó

Không phải đến bây giờ mà từ nhiều năm nay, các DN nhựa VN đã phải đối đầu với hàng nhựa TQ. Hàng nhựa TQ vào VN đa số phi mậu dịch, hàng lậu, chất lượng kém và là hàng tồn kho, hàng xá. Giá bán của các sản phẩm loại này rất rẻ nên chiếm lĩnh phân khúc thị trường cấp thấp tại TPHCM và các tỉnh; gây khó khăn cho các DN, cơ sở sản xuất nhỏ trong nước tham gia phân khúc này.

Ai cũng biết nguồn hàng ngoại nhập tập kết về biên giới, theo xe tải ồ ạt vào VN khiến Nhà nước thất thu thuế không ít. Nếu Nhà nước kiểm soát chặt nguồn hàng qua biên giới, lực lượng QLTT giám sát, xử phạt nặng các vụ tàng trữ, kinh doanh hàng lậu, hàng kém chất lượng thì loại hàng này sẽ ít ra thị trường.

T.Nhân ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo