xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nông dân, chủ vựa than trời!

Thế Dũng - Xuân Long

Những người trồng vải ở phía Bắc, dưa hấu ở miền Trung cho rằng quy định nói trên quá nhiêu khê; trong khi các chủ vựa trái cây sợ thua lỗ vì chi phí đóng gói tăng và trái cây hỏng bởi phải nằm chờ... đăng ký

Trước quy định từ ngày 1-7, khi xuất sang Trung Quốc, 5 loại trái cây VN gồm nhãn, vải, chuối, thanh long, dưa hấu phải được đăng ký, kê khai nguồn gốc, Cục phó Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Phùng Hữu Hào đã trấn an: “Không lo ách tắc!” (Báo NLĐ ngày 24-6). Tuy nhiên, trên thực tế, ruột gan những người trồng cây ăn trái tại một số tỉnh, thành đang nóng như lửa đốt.

img
Người trồng và buôn trái vải ở tỉnh Bắc Giang lo lắng trước yêu cầu “khai báo” cho loại trái cây này
 khi xuất sang Trung Quốc từ ngày 1-7. Ảnh: T.Dũng


Bị động vì thiếu thông tin


Hôm qua (24-6), anh Nguyễn Văn Dương, ngụ huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, một chủ vựa thu gom vải thiều Dương Thùy ở tỉnh Bắc Giang, tỏ ra rất bất ngờ khi nghe phóng viên Báo NLĐ đề cập quy định nói trên. “Tôi thường xuyên thu gom vải ở hai huyện Lục Ngạn và Yên Thế để xuất sang Trung Quốc, có nghe nói đăng ký, kê khai gì đâu!” - anh Dương ngạc nhiên nói.


Tương tự, chị Hà, chủ vựa vải thiều Hà Lượng ở tỉnh Bắc Giang cũng không hề hay biết chuyện phải đăng ký, kê khai nguồn gốc cho trái vải từ ngày 1-7. Chị Hà cho biết mỗi năm vựa của chị xuất sang Trung Quốc hàng trăm tấn vải thiều, nếu phải làm thủ tục như trên thì sẽ rất gay go bởi vải được thu gom từ hàng ngàn hộ trồng ở nhiều huyện khác nhau trong tỉnh; “tuổi đời” trái vải lại ngắn nên phải thu hoạch nhanh và xuất hàng ngay để bảo đảm vải còn tươi. Do đó, đối với hàng ngàn hộ trồng vải và các đầu mối buôn trái vải, việc đăng ký, kê khai và chờ xác nhận là rất nhiêu khê, dễ dẫn đến thua lỗ. 


Theo ông Đỗ Đình Hà, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, sở đã gửi thông báo về quy định nói trên cho các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu vải thiều và phòng công thương các huyện. Thông báo này chỉ mới đến tay các doanh nghiệp lớn mà chưa thể tới được các hộ trồng và đầu mối thu gom. Tỉnh Bắc Giang cũng đã cho phát thông báo trên báo, đài địa phương nhưng mùa thu hoạch vải sắp hết nên việc thông báo cũng... hạn chế! 


Sợ thủ tục, lo chi phí tăng


Cùng ngày, tiếp xúc với phóng viên Báo NLĐ, nhiều người trồng dưa hấu ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết họ mới nghe phong thanh quy định nói trên chứ chưa thấy cơ quan chức năng nào gửi thông báo hoặc hướng dẫn thực hiện.


Dưa hấu là loại cây trồng truyền thống của người dân huyện Bình Sơn, có mặt tại thị trường Trung Quốc hàng chục năm nay. Từ đó, nhiều năm qua, nông dân các huyện khác trong tỉnh Quảng Ngãi đã “theo” Bình Sơn, dành một diện tích lớn đất để trồng dưa hấu. Có năm, diện tích trồng dưa toàn tỉnh lên đến 5.000 ha - 7.000 ha, trở thành loại nông sản mang lại thu nhập cao.


Tuy nhiên, đầu ra của dưa hấu Quảng Ngãi nói riêng và miền Trung nói chung chưa ổn định nên sắp tới đây, nếu bị buộc phải đăng ký, đóng thùng... như quy định thì việc thu gom, tiêu thụ dưa hấu sẽ khó khăn gấp bội. Ông Cao Hùng Vương, ngụ ở khu dân cư số 4, xã Bình Long, huyện Bình Sơn, người đã hơn 15 năm trồng và buôn bán dưa hấu sang Trung Quốc, thở dài: “Hầu hết người trồng dưa khó mà làm được các thủ tục hành chính như quy định. Thêm nữa, chuyện kê khai xuất xứ dưa cũng rất gian nan vì lâu nay các vùng trồng dưa chưa hề được quy hoạch, dưa chỉ trồng được một vụ (75 ngày) rồi thay cây khác, sau ít nhất 4-5 năm mới trồng dưa trở lại được. Phải chuyển đổi liên tục đất trồng dưa như vậy, nông dân biết đăng ký, xác nhận xuất xứ cho trái dưa thế nào?”.


Việc phải đóng thùng dưa hấu xuất khẩu sẽ khiến các vựa dưa nhọc nhằn lại tốn thêm chi phí đóng gói, vận chuyển. Chi phí cao, chắc chắn vựa sẽ quay lại ép giá nông dân. Bà Nguyễn Thị Tri - ngụ tại thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, chuyên thu mua dưa hấu để xuất sang Trung Quốc - than vãn: “Năm ngoái, chi phí vận chuyển một tấn dưa hấu từ Quảng Ngãi ra đến cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) khoảng 800.000 đồng, nay đã lên đến 1,2 triệu đồng. Không đóng thùng, một xe có thể chở đến 20 tấn dưa nhưng nếu đóng thùng thì chỉ chở khoảng 10 tấn thôi. Làm theo cách cũ: Lót rơm, rạ vào dưa rồi chở đi là phù hợp nhất”.

Ông Nguyễn Văn Bái, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang, thừa nhận: “Bắc Giang trồng vải thiều nhiều nhất nước, có tới hàng vạn hộ dân trồng vải nên việc đăng ký, kê khai, xác nhận loại trái cây này khi xuất khẩu rất khó thực hiện triệt để”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo