xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không quản được lao động nước ngoài

Phạm Hồ - Nam Dương

Các địa phương đều tuyên bố sẽ trục xuất lao động nước ngoài làm việc không phép nhưng thực tế, chưa có lao động nào bị trục xuất...

Giám đốc một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Bình Tân – TPHCM thừa nhận công ty của ông sử dụng hơn 700 lao động nước ngoài (LĐNN) nhưng chỉ đăng ký cho hơn 300 người. Tình trạng này đã kéo dài hàng chục năm nay nhưng công ty không báo cáo, cơ quan quản lý lao động không biết. Tất nhiên là cũng không ai xử lý.

img
Hội nghị tập huấn pháp luật lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TPHCM vắng hoe,
lý giải nguyên nhân vì sao các doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động. Ảnh: N.DƯƠNG

Báo cáo sao, biết vậy!


Số liệu chính thức từ Sở LĐ-TB-XH TPHCM cho biết hiện có trên 12.000 LĐNN được cấp phép. Còn tại Đồng Nai, theo thống kê sơ bộ của Sở LĐ-TB-XH tỉnh, hiện có hơn 5.700 LĐNN đang làm việc nhưng số lao động được cấp phép chưa đến 3.000 người... Đáng nói, đây chỉ là số được đăng ký, cấp phép. Còn trong thực tế, hiện các địa phương có bao nhiêu LĐNN đang làm việc “chui” thì không cơ quan chức năng nào có con số trả lời chính xác. 


Đơn cử như trong báo cáo của Sở LĐ-TB-XH tỉnh Đồng Nai gửi Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB-XH mới đây đã thừa nhận: Rất nhiều người nước ngoài đến VN bằng visa du lịch nhưng thực chất là đi làm việc. Qua kiểm tra, cơ quan này phát hiện đến 2.000 người lao động diện này. Tình trạng này cũng phổ biến tại TPHCM. Vừa qua, Công an TPHCM đã kiểm tra, phát hiện, ngoài số LĐNN hoạt động không phép tại các doanh nghiệp, còn có 4.971 trường hợp chưa có giấy phép đang cư trú, sinh sống tại TPHCM. Bên cạnh đó, tình trạng người Trung Quốc, Hàn Quốc thông qua con đường du lịch nhưng lại tiến hành hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn, mỹ phẩm... rất nhiều nhưng không thể kiểm tra, thống kê được.    


Sẽ... trục xuất


Đề cập vấn đề xử lý những LĐNN không phép, ông Lâm Duy Tín, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Đồng Nai, khẳng định: Các doanh nghiệp phải báo cáo ngay tình hình sử dụng LĐNN. Đến ngày 15-7, sở sẽ tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng LĐNN trên toàn tỉnh. Doanh nghiệp sử dụng LĐNN không đúng quy định sẽ bị xử phạt hành chính; nếu cố tình không khắc phục sai phạm, sở LĐ-TB-XH tỉnh sẽ đề nghị cơ quan công an trục xuất.


Tại Bình Dương, ông Nguyễn Phùng Trung, phó giám đốc sở LĐ-TB-XH tỉnh, cũng cho biết sẽ xử lý nghiêm những doanh nghiệp cố tình vi phạm quy định về sử dụng LĐNN. Những LĐNN không đủ điều kiện làm việc, sở sẽ đề nghị cơ quan công an trục xuất.


Trong khi đó, tại TPHCM, các cơ quan chức năng vẫn loay hoay chưa biết phải làm thế nào ngoài việc tổ chức các cuộc họp để... bàn bạc! Nhưng đến nay, vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào được đưa ra.


Chưa có thông tư hướng dẫn!


Vừa qua, báo chí có đề cập  việc tỉnh Đồng Nai trục xuất 182 LĐNN làm việc không phép tại Công ty Xi măng Công Thanh (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai). Tuy nhiên, trong thực tế, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đang “đau đầu” trong việc tìm cách xử lý. Ngày 30-6, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, một vị lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH Đồng Nai cho biết đến nay, chưa có LĐNN nào bị trục xuất!


Theo Cơ quan Công an tỉnh Đồng Nai, hiện không thể trục xuất đối với số LĐNN vi phạm theo Nghị định 113/CP vì... chưa có thông tư hướng dẫn! Lý lẽ của cơ quan công an là tại khoản 3, điều 16, Nghị định 113/CP quy định: “Xử phạt bằng hình thức trục xuất đối với LĐNN nếu làm việc tại VN từ 3 tháng trở lên mà không có giấy phép hoặc sử dụng giấy phép lao động đã hết thời hạn” và điều 37 của nghị định này cũng quy định: “Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành nghị định này”. Thế nhưng, trong Thông tư số 12/2005/TT-BLĐTBXH ban hành năm 2005 hướng dẫn thi hành Nghị định 113/CP, Bộ LĐ-TB-XH đã “quên” hướng dẫn khoản 3, điều 16, Nghị định 113/CP!


Một điều tréo ngoe là theo Pháp lệnh "Xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại VN", “người nước ngoài bị trục xuất khỏi VN trong trường hợp bị tòa án có thẩm quyền của VN xử phạt trục xuất; bị Bộ trưởng Bộ Công an trục xuất”. Nghị định 21/2001/NĐ-CP cũng quy định: “Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền ra quyết định trục xuất người nước ngoài trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng pháp luật VN, bị xử phạt hành chính; phạm tội nhưng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự; vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội”. Như vậy, không có quy định nào của pháp luật cho phép Bộ LĐ-TB-XH trục xuất LĐNN không có giấy phép lao động! Bộ LĐ-TB-XH cũng không có thẩm quyền “hướng dẫn” cho ngành công an hay tòa án trục xuất như quy định tại Nghị định 113/CP!

Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, nhìn nhận: Đúng là có sự không thống nhất trong quy định của pháp luật. Theo ông Huân, sắp tới, khi sửa Nghị định 113/CP, những mâu thuẫn, chồng chéo trên sẽ được sửa đổi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo