xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sữa ngoại: Cạn tàu ráo máng

Thanh Nhân - Dương Quang

Được hưởng chính sách ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các hãng sữa ngoại có điều kiện đưa ra giá bán cạnh tranh. Nhưng trên thực tế, họ đưa nhiều khoản chi được ưu đãi thuế vào giá thành khiến giá bán sữa tăng vọt

Thị trường sữa bột VN chủ yếu là kênh phân phối của các công ty sữa lớn của nước ngoài, như Dutch Lady, Abbott, Nestlé, Mead Johnson... Các thương hiệu này chiếm trên 60% tổng thị phần sữa bột trong nước.


Đủ chiêu tăng giá


Cục Quản lý Cạnh tranh mới đây đã công bố kết quả kiểm tra một số loại sữa tại thị trường VN. Kết quả cho thấy mức chênh lệch giữa giá nhập và giá niêm yết một số loại sữa bột là rất cao. Cụ thể, sữa Enfa Grow A+ của Mead Johnson loại 900 g chênh lệch 242%, sữa Dugro Gold loại 800 g của Dumex chênh lệch 285%, sữa Gain, Pedia Sure, Ensure... loại 400 g của Abbott chênh lệch 220% - 246%.

Hiện giá bán sữa Dugro Gold 800 g giá khoảng 311.500 đồng/hộp, Pedia Sure 400 g 193.500 đồng/hộp, Ensure 400 g 193.000 đồng/hộp. Từ cuối năm 2008 đến nay, giá sữa nguyên liệu giảm mạnh (13,8% - 38%). Chẳng hạn, sữa bột Whey Powder - Demin 40 giá nhập khẩu năm 2008 hơn 16.000 đồng/kg, quý I/2009 giảm còn khoảng 14.000 đồng/kg; sữa bột Instant Wholemilk - Powder giá nhập khẩu năm 2008 khoảng 50.500 đồng/kg, quý I/2009 còn khoảng 31.500 đồng/kg.

img


Tuy nhiên, giá sữa bột thành phẩm tại thị trường TPHCM nói riêng và cả nước nói chung không giảm, thậm chí tăng nhẹ. Thêm nữa, cuối năm 2008 đầu năm 2009, nhiều nhãn sữa lớn hứa giữ ổn định giá sữa bột đến hết năm 2009 nhưng trên thực tế lại âm thầm điều chỉnh giá hoặc giảm trọng lượng, điển hình như Ensure Gold của Abbott vẫn giữ giá 396.000 đồng/hộp song lại giảm trọng lượng hộp từ 1 kg xuống còn 900 g.

Qua khảo sát thị trường, chúng tôi nhận thấy một số nhãn hàng thay đổi mẫu mã để tăng giá: Dulac Gold 1, 2, 3, 4 của Dumex loại 700 g giá từ 209.000 đồng lên 284.000 đồng/hộp, tăng hơn 7%; sữa Dulac Gold 1, 2 loại 400 g từ 164.000 đồng/hộp lên 167.000 đồng/hộp, tăng hơn 4,5% so với năm 2008. Cuối tháng 3 vừa qua, Abbott đồng loạt tăng giá 4% đối với các mặt hàng sữa bột, tương ứng với mức tăng 6.000 đồng - 25.000 đồng/hộp (tùy trọng lượng).


Được ưu đãi vẫn vơ vét


Một trong những nguyên nhân khiến giá sữa đến tay người tiêu dùng quá cao so với giá gốc là do chi phí quảng cáo, khuyến mãi, hội thảo... của các đơn vị kinh doanh và nhà phân phối sữa quá lớn, chiếm đến 30% - 50% tổng chi phí.

Lợi dụng chính sách thuế ưu đãi cho doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài, các DN sản xuất, kinh doanh sữa thành phẩm đã chuyển phần lớn các chi phí quảng cáo, khuyến mãi, hội thảo... vào khoản chênh lệch giữa giá vốn hàng bán (giá nhập khẩu + thuế nhập khẩu (5%) + chi phí vận chuyển) và giá bán lẻ đề xuất (giá nhà nhập khẩu ấn định cho các đại lý phân phối) để biện hộ vì sao giá sữa trên thị trường tăng cao.


Đáng chú ý, các công ty sữa nước ngoài chỉ chọn một nhà phân phối độc quyền tại VN và nhà phân phối này bán theo giá đề xuất của công ty đó, hưởng hoa hồng. Điều tra của chúng tôi cho thấy, đây chính là kẽ hở để các đơn vị bán sữa đẩy giá mặt hàng này lên cao.

Bởi lẽ, theo quy định hiện hành tại Thông tư 104/2008/TT-BTC ngày 13-11-2008 về việc đăng ký giá, “các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty cổ phần, công ty TNHH có trên 50% vốn sở hữu Nhà nước trong vốn điều lệ DN mới đăng ký giá”. Như vậy, các công ty phân phối sữa (hầu hết nằm ngoài nhóm đối tượng bị điều chỉnh bởi quy định trên) tự định giá bán mà không chịu sự chi phối nào từ các cơ quan chức năng.

Đó là chưa kể hệ thống phân phối sữa thường qua khá nhiều tầng nấc đại lý, trung gian khiến cơ quan chức năng không thể kiểm tra giá bán thực tế của toàn hệ thống này để chấn chỉnh. Khoản chênh lệch đó tất nhiên bị bỏ ngoài sổ sách, không phải chịu thuế.

Hơn nữa, cơ quan chức năng đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy nhà sản xuất và nhà nhập khẩu sữa bắt tay nhau để hạ thấp giá nhập khẩu nhằm lách thuế, tăng lợi nhuận.


Vì vậy, không chỉ người tiêu dùng VN phải chịu giá sữa cao ngất ngưởng, bất hợp lý mà ngân sách Nhà nước  đã và đang thất thu một khoản thuế rất lớn.

Siết lại chi phí quảng cáo, tiếp thị

UBND TPHCM vừa kiến nghị Tổng cục Thuế chỉ đạo cục thuế các tỉnh, thành tăng cường kiểm tra chi tiết các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi đối với các hãng sữa theo đúng quy định của Thông tư số 134/2007/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập DN.

Thông tư này quy định rõ chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi... không được vượt quá 10% tổng chi phí của DN. Nếu chi phí quảng cáo, tiếp thị của DN chiếm đến 50% thì chỉ 10% được công nhận là chi phí hợp lý, 40% còn lại phải đưa vào thu nhập chịu thuế, sau đó truy thu thuế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo