Thị trường băng đĩa nhạc VN lần đầu tiên xuất hiện một album thể loại musical (một hình thức kịch nghệ kết hợp âm nhạc, ca khúc, lời thoại và những màn nhảy múa) qua tiếng hát của ca sĩ Đức Tuấn với chủ đề Music of the night.
Album là một tuyển tập 11 trích đoạn từ 9 vở nhạc kịch nổi tiếng và cũng là bước đệm cho đêm nhạc Đức Tuấn mang tên on broadway - Music of the night, diễn ra vào ngày 29-8 tại Nhà hát TPHCM, với sự tham gia của gần 100 diễn viên. Trong đó, ngoài nhân vật chính là Đức Tuấn, đêm nhạc còn tạo ấn tượng bởi sự xuất hiện của 2 vị khách mời đặc biệt, gồm Paul Bateman (chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng thế giới đến từ Anh, người thường xuyên chỉ huy dàn nhạc tại các buổi hòa nhạc của các ngôi sao thế giới và ca sĩ nhạc kịch Genevieve Charest đến từ Canada.
Đỗ Phú Hải (phải) người luôn sát cánh cùng Đức Tuấn trong các dự án âm nhạc. Ảnh: N.Vân
Mọi chuyện đều có thể xảy ra
Những thông tin về đêm nhạc của Đức Tuấn đang nóng lên trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay. Điều mà Đức Tuấn, trước đây, có nằm mơ cũng không thấy nếu anh không gặp được Đỗ Phú Hải, một người bạn, người quản lý đúng nghĩa, cùng có niềm đam mê nhạc kịch, đã chắp cánh cho ước mơ của Đức Tuấn bay cao, bay xa trên con đường nghệ thuật ca hát.
Chưa biết hiệu ứng album Music of the night đến đâu hay live show on broadway-Music of the night có gặt hái thành công như mong đợi hay không nhưng theo Phú Hải, mọi việc gần như đã thành công bước đầu, khi có sự xuất hiện của Paul Bateman và Genevieve Charest. Bởi ít nhất, những nỗ lực của họ đã phần nào được thỏa mãn.
Một dự án âm nhạc mà ê kíp thực hiện tự hào cho rằng chỉ nhỏ gọn như thế thôi nhưng phải mất đến 2 năm mới thực hiện được. Đó là quá trình liên lạc, tìm hiểu đôi bên hòng tạo niềm tin và tiếng nói chung trước khi đi đến quá trình hợp tác. Cuối cùng, album Music of the night đã có thể ra mắt khán giả, mặc dù có chậm hơn 1 năm so với dự kiến.
Không ít người cho rằng cả hai không thức thời khi đổ tiền của đầu tư vào một thể loại âm nhạc nằm ngoài nhu cầu thưởng thức của đại đa số khán giả yêu nhạc hiện nay, nhưng với Phú Hải: “Để có thể trở thành một nghệ sĩ thế giới, chính bản thân mỗi người cần phải “liều”. Thật lòng, chúng tôi dù không bao giờ che giấu tham vọng trở thành nghệ sĩ thế giới, nhưng cũng bao lần chột dạ khi nghe những lời bàn ra tán vào: Liệu sẽ đi được đến đâu?”. Nhưng cũng may, khi bày tỏ khát khao của mình với Paul Bateman, ông trấn an: “Mọi chuyện đều có thể xảy ra. Việc trở thành nghệ sĩ thế giới chẳng có gì là to tát cả. Nhưng để làm được điều đó, chúng ta phải kiên trì và quan trọng hơn, phải xem mục tiêu đó là mối bận tâm hàng đầu để luôn nỗ lực, phấn đấu”. Đó như là lời động viên và chúng tôi quyết định cùng bay.
Duyên tao ngộ
Đức Tuấn, âm nhạc, nghề quản lý ca sĩ, thị trường nhạc Việt... tất cả đến với Phú Hải một cách tình cờ, không một dấu hiệu báo trước. Tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế
Thế nên khi Đức Tuấn tâm sự về hướng phát triển sự nghiệp theo hướng musical, anh nhận lời giúp sức, dù lúc ấy tất cả những thứ thuộc về nền công nghiệp âm nhạc, với anh chỉ là con số 0. Anh nói: “Kinh nghiệm trong kinh doanh cho tôi biết, để có được thành công ở bất cứ công việc nào, điều quan trọng nhất là phải học. Nền công nghiệp giải trí cũng không ngoại lệ”.
Thật ra, công việc quản lý ca sĩ ở VN từ trước cho đến nay vẫn chỉ là tự phát. Công việc của nhà quản lý cũng chỉ dừng lại ở mức giúp việc, nhận lịch diễn là chính. Với những gì đang diễn ra trên làng giải trí Việt, nhất là khi các mối quan hệ giữa người quản lý với ca sĩ liên tục gãy đổ vì quyền lợi, vì thiếu hiểu biết... khiến anh có cảm giác “mọi thứ đang đi sai hướng”. Vì vậy, anh quyết định làm được những điều tốt hơn những gì đang có của làng giải trí Việt.
Một trong những bí quyết của anh là săn lùng các cuốn tự truyện, nhật ký của các ngôi sao thế giới để khám phá, tìm hiểu. “Thật ra, sự phát triển của showbiz Việt cũng giống với showbiz thế giới. Bao mối quan hệ giữa người quản lý và ca sĩ trên thế giới cũng gãy đổ vì nhiều nguyên nhân để có được một nền công nghiệp giải trí chuyên nghiệp như hiện tại. Câu chuyện của họ là kinh nghiệm để tôi loại bớt những rủi ro trong công việc của mình. Nhưng điều quan trọng nhất tôi rút ra được từ những cuốn tự truyện này là nguyên lý: Để có thể trở thành một người nổi tiếng, bản thân mình phải biết tạo ra cơ hội và nắm bắt nó”- Phú Hải chia sẻ.
Ngay sau khi dự án Music of the night kết thúc, anh cùng Đức Tuấn sẽ tiếp tục phát triển dự án mới. Đó là việc phát hành album được thu âm cùng dàn nhạc giao hưởng CH Sec - Prague Philharmonic - một trong những dàn nhạc đắt sô nhất thế giới hiện nay.
Thị trường nhạc Việt từng chứng kiến thành công của những cặp đôi manager (quản lý) và ca sĩ như Hoàng Tuấn-Đan Trường, Mỹ Tâm-Thái Huân, Đức Trí-Hồ Ngọc Hà... nhưng trường hợp người quản lý chắp cánh cho ước mơ vươn tầm thế giới mà không ít người cho rằng “ảo tưởng” như Phú Hải-Đức Tuấn là trường hợp hiếm hoi hiện nay. Chọn cách im lặng với dư luận, Đỗ Phú Hải chủ trương “ai cũng có quyền ước mơ. Quan trọng nhất chúng ta biến ước mơ ấy thành sự thật”. |
Phải biết kiên nhẫn
|
Bình luận (0)