xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lập ban đại diện để làm gì ?

Lệ Thủy

LTS: Ngày 10-8, trên Báo Sài Gòn Tiếp Thị có bài viết “Công đoàn cần mô hình mới?” phản ánh cuộc trao đổi với ông Đặng Như Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, về việc dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi đưa vào quy định người lao động được cử người đại diện cho mình ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn. Theo ông Lợi, quy định này thực sự mang tính đột phá. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin nêu một số ý kiến chung quanh vấn đề này

Ông Đặng Như Lợi cho rằng: “Việc mở ra thế này (cho phép lập ban đại diện người lao động (NLĐ) - PV) là cần thiết... Theo tôi hiện nay tổ chức CĐ chưa thực sự đại diện cho NLĐ. Đúng là tổ chức CĐ của ta hiện nay không “cứng”. Với các nước, hầu hết NLĐ đều do tổ chức CĐ chi phối cho dù có hay không là đoàn viên CĐ. Nhiều tổ chức CĐ của các nước chỉ cần mấy phần trăm lao động là đoàn viên CĐ nhưng họ có thể tạo ra sức ép để chủ sử dụng lao động phải ngồi vào bàn đàm phán...”.

img

Một cuộc đình công tự phát của CN Công ty Hwata Vina (KCN Tân Bình - TPHCM) đầu tháng 7-2009 vì bị đối xử hà khắc. Ảnh: N. DƯƠNG


Triệt tiêu tính tự giác của người lao động


Với nhận định này, chúng tôi xin trao đổi như sau: Ở hầu hết các nước trên thế giới, việc phát lệnh đình công là do CĐ ngành thực hiện, không phải CĐ cơ sở tại doanh nghiệp (DN). Việc này vì vậy không tạo sức ép từ chủ DN lên chủ tịch CĐ cơ sở. Ngoài ra, đình công thường không xảy ra trong DN mà là trong từng ngành hoặc nhiều ngành phối hợp. Trong khi đó ở VN, luật chỉ cho phép đình công “trong phạm vi DN” và người tổ chức, lãnh đạo đình công là CĐ cơ sở. Quy định này đã đặt CĐ cơ sở đối đầu trực diện với chủ DN, tạo áp lực nặng nề về trách nhiệm khi xảy ra tranh chấp. Để “gỡ” khó khăn này cho cơ sở, tổ chức CĐ đã chỉ đạo CĐ cấp trên hỗ trợ cơ sở giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công. Và việc này tại TPHCM đã phát huy hiệu quả.


Mặt khác, ở nhiều nước trên thế giới, cán bộ CĐ cơ sở đều nhận lương của chủ theo quy định của luật pháp. Chỉ có CĐ cấp trên mới độc lập về tài chính và cán bộ CĐ cấp trên mới ăn lương CĐ để thương lượng một cách bình đẳng với đại diện giới chủ. Tuy nhiên, hiện nay quan hệ lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa là tôn trọng, hợp tác và thương lượng chứ không phải đối đầu một mất một còn. Do vậy, việc đại diện bảo vệ quyền lợi NLĐ phải trên cơ sở thương lượng, hài hòa lợi ích giữa các bên chứ không chỉ là đòi quyền lợi. Đáng nói là, mục đích của việc bầu ra ban đại diện chỉ để đấu tranh đòi quyền lợi cho NLĐ. Trong khi, vai trò, chức năng của CĐ theo luật định không chỉ có vậy. Việc “đẻ” ra ban đại diện chính là đẻ ra tính tự phát, làm cho NLĐ mất tính tổ chức, tính hệ thống, dẫn đến lực lượng bị phân tán, rời rạc và yếu đi.


Xúi CĐ, xúi người lao động vi phạm pháp luật!


Ông Lợi cũng cho rằng “CĐ chỉ cần cho nghỉ một bộ phận, một dây chuyền thì các dây chuyền khác hoạt động thế nào? Chỉ cần như vậy là chủ sử dụng phải ngồi vào bàn thỏa thuận. Những bộ phận khác cũng nhìn vào thỏa thuận đó mà thực hiện. CĐ các nước là thế”. Nói như vậy, chẳng khác nào xúi CĐ, xúi NLĐ vi phạm pháp luật bởi trình tự, thủ tục đình công của luật pháp VN rất chặt chẽ, thậm chí rất nhiêu khê, không phải muốn “cho nghỉ” lúc nào thì cho như ý ông Lợi. Luật cũng chế tài, nếu CĐ “xúi” NLĐ đình công sai luật thì phải bồi thường. Chúng ta đang nỗ lực xây dựng tính tự giác, có tổ chức, kỷ luật cho giai cấp công nhân chứ không phải xúi giục họ đấu tranh tự phát, vô tổ chức.


Một điều cũng hết sức lạ lùng là, ông Lợi hiểu rõ pháp luật nhưng lại phát biểu: “nếu chủ sử dụng đuổi việc cán bộ CĐ tại DN, CĐ chuyên trách có thể kêu gọi đình công”. Hẳn ông Lợi quên rằng luật pháp VN quy định, cuộc đình công không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể, không do những NLĐ cùng làm việc trong một DN tiến hành... là bất hợp pháp! Việc chủ đuổi việc cán bộ CĐ nếu có gây bức xúc trong tập thể lao động thì cũng không thể xem đó là tranh chấp lao động tập thể để đình công!


Nghị quyết 20 của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân đã nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo của Đảng về “đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức CĐ. Củng cố, đổi mới phương thức hoạt động và nâng cao chất lượng các tổ chức CĐ cơ sở đã có; sớm thành lập tổ chức cơ sở tại các DN có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật...”. Thế mà ông Lợi lại có những phát biểu đi ngược lại quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực tiễn phong trào CNVC-LĐ và hoạt động CĐ.

img

Ông Nguyễn Huy Cận, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM:

Khác biệt cơ bản


15 năm qua, kể từ khi Bộ Luật Lao động được ban hành, cả nước đã xảy ra gần 3.000 cuộc đình công không theo trình tự luật định. Nguyên nhân của tình trạng này đã được Ban Bí thư Trung ương kết luận trong Chỉ thị 22 ngày 5-6-2008: “Chủ yếu do người sử dụng lao động chưa thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật lao động, chưa quan tâm đúng mức đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ; điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của NLĐ chưa được bảo đảm; công tác quản lý Nhà nước về lao động còn bất cập...”.


Rõ ràng, ở đây NLĐ đình công là do quyền lợi bị xâm phạm. Để giải quyết tận gốc vấn đề này, phải xử lý nghiêm và buộc chấm dứt hành vi vi phạm. Đây là nhiệm vụ của chính quyền và Nhà nước chứ không phải của tổ chức CĐ. Cũng cần nói thêm, ở các nước phát triển chỉ xảy ra đình công đòi lợi ích - tức là đòi những quyền lợi cao hơn luật định chứ không đình công do luật bị vi phạm. Đây là khác biệt cơ bản so với đình công ở VN.

 

Kỳ tới: Chỗ dựa tin cậy của người lao động 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo