xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không cần thiết lập ban đại diện

Nam Dương thực hiện

Có nhiều ý kiến khác nhau chung quanh việc dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi cho phép người lao động được cử người đại diện cho mình ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn. Phóng viên Báo Người Lao Động phỏng vấn luật sư Nguyễn Đăng Trừng, đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM, về vấn đề này

. Phóng viên: Có ý kiến cho rằng việc người lao động (NLĐ) được phép cử người đại diện cho mình ở những doanh nghiệp (DN) chưa có tổ chức CĐ là "mang tính đột phá" và "cần thiết". Ông nghĩ gì về ý kiến này?

img

- Ông Nguyễn Đăng Trừng: Theo tôi, việc bầu ban đại diện để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ thực chất là việc bầu ra một tổ chức CĐ ngoài CĐ bởi ban đại diện này cũng đại diện, bảo vệ quyền lợi NLĐ- một trong các chức năng của tổ chức CĐ. Theo tôi được biết, ở các nước, NLĐ cũng phải dựa vào tổ chức CĐ để được bảo vệ quyền lợi, chứ không có nơi nào vừa cho phép thành lập CĐ vừa cho phép thành lập ban đại diện NLĐ.


Nếu chỉ chăm chăm bảo vệ quyền lợi NLĐ mà quên đi quyền lợi của người sử dụng lao động (NSDLĐ) thì cũng không được. Nếu DN không tồn tại, phát triển, NLĐ sẽ mất việc làm; một khi bị mất việc thì không chỉ NLĐ khốn đốn mà gia đình họ cũng lâm vào khó khăn. Vì vậy, phải hài hòa lợi ích đôi bên, mỗi người được hưởng lợi đúng đắn với công sức bỏ ra.


. Theo dự thảo, mục đích thành lập ban đại diện là để bảo vệ quyền lợi của NLĐ ở những nơi chưa có tổ chức CĐ. Theo ông, nếu ban đại diện được thành lập thì có đủ sức để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ không?

- Tổ chức CĐ VN là một tổ chức chính trị - xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo 4 cấp, tạo nên một hệ thống xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở (từng DN) và không có một tổ chức chính trị - xã hội khác nào lại có được ưu thế này. Chính vì vậy, tổ chức CĐ có một sức mạnh to lớn.

Tuy nhiên, hiện nay, do việc bảo vệ NLĐ ở DN lại dồn lên vai CĐ cơ sở, trong khi cán bộ CĐ cơ sở bị phụ thuộc vào chủ DN về công ăn, việc làm nên có khi chưa thực sự mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ. Nhưng đó hoàn toàn không phải lý do để nói CĐ yếu kém, không đủ sức đại diện, bảo vệ quyền lợi NLĐ.


Thật ra, nếu cho phép thành lập ban đại diện để bảo vệ quyền lợi NLĐ thì chính những người trong ban đại diện này cũng ăn lương của chủ thì lấy gì bảo đảm rằng họ sẽ mạnh dạn đấu tranh bảo vệ NLĐ? Chưa kể, ban đại diện này lại không có cấp trên trực tiếp như tổ chức CĐ, vậy họ sẽ dựa vào đâu khi bị NSDLĐ o ép? Nếu ban đại diện chỉ lẻ mẻ ở một số DN thì làm sao có được sức mạnh tổng hợp, hệ thống như CĐ để bảo vệ NLĐ? Pháp luật đã quy định DN đủ điều kiện thì chậm nhất sau 6 tháng hoạt động phải thành lập CĐ.

img
Một cuộc ngưng việc của công nhân Công ty Wonderful trong KCX Tân Thuận - TPHCM. Ảnh: N.DƯƠNG


Như vậy, tại sao lại không tạo điều kiện thành lập CĐ khi quan hệ lao động đang diễn biến bình thường mà phải chờ đến khi có tranh chấp mới tổ chức bầu ban đại diện của NLĐ? Chính vì vậy, tôi cho rằng việc sửa đổi điều lệ của tổ chức CĐ VN cho phép tổ chức CĐ cấp trên có thể đại diện thương thuyết ký thỏa ước lao động tập thể, đại diện bảo vệ quyền lợi cho NLĐ là hợp lý. Vấn đề là chúng ta phải luật hóa cho chủ trương này.


. Nhưng thực tế, vừa qua trong một số cuộc ngừng việc tập thể, NLĐ có cử đại diện để tham gia đàm phán với NSDLĐ...

- Vấn đề này, theo tôi, không phải là cử đại diện cho tập thể lao động mà chỉ là cử ra những NLĐ có “tài ăn nói” để trình bày rõ ràng những đề nghị, kiến nghị, yêu cầu của NLĐ. Qua đó, NSDLĐ và CĐ cơ sở hiểu rõ và lấy làm căn cứ để đàm phán, thương lượng. Theo tôi, đây là cách NLĐ công khai bày tỏ ý kiến thay vì chỉ “xì xầm” với nhau một cách không chính thức.


. Theo quy định hiện hành, CĐ lãnh đạo đình công trái luật thì phải bồi thường. Ban đại diện không có tài sản, làm sao có thể bồi thường nếu lãnh đạo đình công trái luật?

- Đây cũng là vấn đề phải cân nhắc. Bởi lẽ, CĐ cơ sở có tư cách pháp nhân, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; có cơ cấu, tổ chức chặt chẽ; có tài sản riêng độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Trong khi đó, ban đại diện không có được các thuộc tính của pháp nhân như trên.

Ví dụ, nếu ban đại diện được thành lập thì ai quản lý? Trường hợp những người trong ban đại diện không thực hiện đúng mục đích bảo vệ quyền lợi NLĐ thì ai chịu trách nhiệm và ai có quyền giải thể ban đại diện này? Nếu không có tổ chức chặt chẽ, rất khó khăn trong công tác quản lý.

Còn nếu cho rằng NLĐ liên kết với nhau để tự bảo vệ quyền lợi mà không cần giới chủ thừa nhận thì khi cần đàm phán, giới chủ sẽ đàm phán với ai? Chẳng lẽ lại đàm phán với người mà mình không thừa nhận? Đặc biệt, do không có tài sản, ban đại diện này cũng chẳng thể bồi thường được cho ai nếu lãnh đạo đình công trái luật.

Theo quan điểm của tôi, không cần thiết phải thành lập ban đại diện công nhân mà phải tạo mọi điều kiện cho NLĐ có thể gia nhập, thành lập tổ chức CĐ để CĐ bảo vệ họ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo