xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tàu ngoại “rút ruột” cửa biển Lộc An

CƯƠNG-LONG

Lợi dụng chủ trương của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép nạo vét cửa biển Lộc An, nhiều tàu đã vào hút cát tận thu để bán. Trong đó, có cả tàu nước ngoài hoạt động trái phép

Các doanh nghiệp (DN) được giao đất làm khu du lịch (KDL) dọc cửa biển Lộc An, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) hiện đang kêu trời vì tình trạng sạt lở nghiêm trọng, đe dọa cuốn phăng các khu nghỉ dưỡng (resort) có giá trị hàng triệu USD của họ xuống biển vì nơi này ngày đêm xuất hiện nhiều tàu lớn ồ ạt hút cát.


Resort bên miệng “hà bá”


Bà Nguyễn Thị Còn, Giám đốc Công ty CP H&T, một DN được tỉnh giao đất làm dự án KDL Làng Chài - Lộc An từ tháng 5-2008, cho biết mới đầu tư hạ tầng các khu nhà nghỉ dưỡng, chưa thu được đồng nào đã phải đối mặt với nguy cơ sạt lở. Theo điều tra của chúng tôi, trong tháng 3-2009, có 17 sà lan đến cửa biển Lộc An để nạo vét và làm sụp lở bãi đất KDL của Công ty H&T.

img
Một góc resort của Công ty CP H&T đã bị sạt xuống biển. Ảnh: K.LONG


Trước đó, vào tháng 4-2009, Công ty TNHH-DV Mỹ Mỹ cũng đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh BR-VT có biện pháp ngăn chặn và xử lý ngay việc các sà lan của Công ty Phước Luân nạo vét cát ở cửa biển Lộc An. DN này là chủ đầu tư dự án KDL nghỉ dưỡng Mỹ Mỹ tại xã Lộc An. Bà Cửu Thị Kim Chi, Giám đốc Công ty Mỹ Mỹ, cho biết việc nạo vét luồng vào cửa biển Lộc An đã làm sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến dự án mà DN đang triển khai.

Dọc hai bên sông Ray gần cửa biển Lộc An, chúng tôi còn chứng kiến những hàm ếch dài hàng chục mét lộ ra, khiến nhiều hộ dân sống gần đó nơm nớp lo sợ.


Hút cát lúc nửa đêm


Do các khu resort nằm ngay điểm giao giữa sông Ray nối ra cửa biển Lộc An nên nơi đây được cát bồi đắp thường xuyên. Lượng cát bồi đắp này ảnh hưởng đến tàu, thuyền qua lại nên UBND tỉnh BR-VT đã cho phép nạo vét luồng lạch tại đây. Lúc đó, ông Trần Ngọc Thới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT, chấp thuận cho Công ty Phước Luân thi công tuyến luồng này. Phước Luân được phép tận thu cát làm vật liệu san lấp để bù đắp chi phí nạo vét và phải chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng. Dự án luồng nạo vét dài 2 km gồm 2 đoạn. Đoạn 1 dài 1,2 km, rộng 45 m nằm trong đất liền; đoạn 2 dài 0,8 km bị bồi ra biển rộng 60 m, khối lượng cát nạo vét khoảng 100.000 m3.


Ban đầu, Công ty Phước Luân chủ yếu dùng máy đào, xáng cạp, máy thổi để hút cát. Sau đó, lấy lý do sóng lớn, các phương tiện loại nhỏ nạo vét khó khăn nên DN này xin phép được đưa các loại phương tiện tự hành, trọng tải lớn vào cửa biển. Đầu năm 2009, chỉ trong vòng một tháng nạo vét, Công ty Phước Luân liên doanh với DN Hoàng Việt đưa một tàu Trung Quốc vào nạo vét thử, sau đó đưa tiếp 15 tàu vào nhưng không báo Sở GTVT BR-VT.


Theo báo cáo của Sở GTVT BR-VT, tàu ngoại chỉ mới vào hút cát thử. Tuy nhiên, người dân địa phương lại khẳng định chúng nạo vét cát thường xuyên. Ông Nguyễn Văn Rê, người dân xã Lộc An, cho biết người dân địa phương đã phải dùng ghe nhỏ tổ chức vây tàu nước ngoài lại và báo cáo cơ quan chức năng rất nhiều lần. “Do tàu nước ngoài vào hút cát toàn lúc nửa đêm nên chúng tôi gọi mãi cũng chẳng thấy chính quyền vào cuộc” - ông Rê bức xúc. Theo bà Ngô Thị T., một ngư dân trong vùng, cho biết tàu vào từng đoàn khoảng vài chiếc, dùng vòi hút đầy, sau đó từng đoàn rút lui...

Thiếu 7 tỉ đồng, phải cho tận thu

Ông Nguyễn Anh Triết, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh BR-VT, cho biết ban đầu tỉnh dự tính nạo vét cửa biển Lộc An bằng nguồn vốn ngân sách, hết khoảng 7 tỉ đồng. Tuy nhiên, do thiếu vốn, tỉnh mới cho phép Công ty Phước Luân đưa phương tiện vào nạo vét với phương án tận thu nạo vét cát để làm vật liệu nhằm bù đắp chi phí.

Cũng theo ông Triết, ngay sau khi nhận đơn kêu cứu của các DN và có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh BR-VT, Sở GTVT đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tình hình nạo vét luồng ở cửa biển Lộc An. Tại thời điểm kiểm tra ngày 13-4, trên tuyến luồng Lộc An có 10 chiếc tàu tự hành đang neo đậu, không thi công, trong đó có một bộ tàu (tàu cuốc và sà lan) quốc tịch Trung Quốc có làm thủ tục nhập cảnh VN (trên sà lan có 100 m3 cát); 10 chiếc tàu tự hành có trang bị máy bơm hút cát, trong đó có 6 chiếc bị hư hỏng đang neo đậu để sửa chữa. Ông Triết cho biết Công ty Phước Luân không báo cáo Sở GTVT BR-VT về việc tập kết nhiều tàu hút cát này. Do vậy, đoàn liên ngành đã yêu cầu DN này cam kết di chuyển số lượng tàu ra khỏi tuyến luồng Lộc An.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo