Kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát được khẳng định tại Đại hội Đảng IX. Mô hình này đã phù hợp chưa? Nếu thay đổi thì thay đổi như thế nào? Làm thế nào để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội...?. Những câu hỏi này đã được đặt ra tại hội thảo khoa học quốc gia “Mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN” do Hội đồng Lý luận Trung ương và ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức ngày 22-9.
Mô hình tăng trưởng hiện tại đã tới ngưỡng
Theo GS Lê Du Phong, nguyên hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân, mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN mà VN theo đuổi trong hơn 20 năm qua đã tạo những động lực hết sức mạnh mẽ, giúp VN thoát ra nhanh chóng khỏi khủng hoảng kinh tế và đạt được những thành tựu rực rỡ. Tuy nhiên, nó cũng khiến việc đổi mới tư duy kinh tế không được triệt để vì luôn phải đắn đo xem có chệch định hướng hay không. “Trong 10 năm tới, nếu vẫn duy trì mô hình kinh tế như hiện nay, chắc chắn nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển”- GS Phong nói.
GS-TS Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân, cảnh báo yếu tố kinh tế thị trường đang lấn át định hướng XHCN khi khoảng cách giàu nghèo lớn, phân hóa giàu nghèo ngày càng dãn ra. Theo GS-TS Nguyễn Văn Nam, do nội hàm định hướng XHCN chưa rõ nên dẫn đến chưa có những đổi mới triệt để trong tư duy kinh tế và thể chế chính trị.
Kinh tế VN thời gian qua dù tăng trưởng nhanh nhưng hiệu quả thấp. “Mô hình tăng trưởng đã đạt đến ngưỡng, dẫn đến khả năng cạnh tranh của quốc gia còn ở mức thấp. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, những nhược điểm trong mô hình tăng trưởng kinh tế của VN đã bộc lộ hoàn toàn”- GS Nguyễn Văn Nam “chốt” lại.
Một mô hình riêng của VN
Nhận xét về các mô hình phát triển kinh tế trên thế giới, GS Trần Minh Đạo cho rằng: “Kinh tế thị trường tự do Mỹ là nơi khởi nguồn của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Kinh tế thị trường có điều khiển Nhật Bản thì nhiều năm nay rơi vào vòng xoáy suy thoái vẫn chưa thoát ra được. Kinh tế thị trường XHCN đặc sắc Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu, luôn có tốc độ tăng trưởng cao kể cả trong khủng hoảng hiện nay nhưng cũng chứa nhiều khuyết tật...
Mô hình kinh tế thị trường nhà nước phúc lợi Thụy Điển, mô hình kinh tế thị trường xã hội Cộng hòa Liên bang Đức và mô hình kinh tế thị trường EU - gọi chung là mô hình CNXH dân chủ tỏ ra thành công nhất, phát triển ổn định nhất nhưng cũng không thích hợp vì trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ văn minh của VN còn thấp xa so với các nước đó”.
Đặc trưng của “mô hình kinh tế thị trường VN hiện đại” là nền kinh tế thị trường hiện đại nhằm bảo đảm dân giàu, nước mạnh... Trong ảnh: Người dân mua sắm tại siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh - TPHCM. Ảnh: T.THẠNH
Do đó, theo GS Trần Minh Đạo, trong giai đoạn đầu xây dựng CNXH, cơ chế vận hành thích hợp nhất của nền kinh tế vẫn là cơ chế thị trường. Cụ thể là: “Kinh tế thị trường XHCN Việt
Những luận cứ khoa học của các học giả tại hội thảo sẽ được tiếp thu để bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991 và Báo cáo chính trị, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020 trình Đại hội Đảng XI. |
Còn theo GS Lê Du Phong, đặc trưng của “mô hình kinh tế thị trường VN hiện đại” là nền kinh tế thị trường hiện đại nhằm bảo đảm dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Không đưa ra mô hình cụ thể, PGS-TS Ngô Doãn Vịnh (Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch – Đầu tư) gợi ý gần đây Trung Quốc đưa ra khái niệm phát triển xã hội hài hòa. Đó là sự phát triển bảo đảm các mối quan hệ kinh tế - xã hội và môi trường vận động theo quy luật khách quan, đem lại hiệu quả cả trước mắt và lâu dài.
Các nền kinh tế vẫn chưa thể hiện rõ mô hình phát triển Theo Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, mô hình phát triển kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa thời gian qua là đề cao quá mức sức mạnh của thị trường, coi tự do hóa và thị trường tự điều tiết là trên hết, vai trò của Nhà nước chỉ là thứ yếu. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới vừa qua chính là sự đổ vỡ của mô hình kinh tế thị trường tự do mới. Hiện tại, phần lớn các nền kinh tế vẫn chưa thể hiện rõ mô hình phát triển thời hậu khủng hoảng song việc tái cấu trúc nền kinh tế là bắt buộc. |
Bình luận (0)