Thời gian gần đây, nhiều ý kiến cho rằng sử dụng nhiều loại ngoại tệ trong thanh toán quốc tế sẽ giảm được phụ thuộc vào USD. Thế nhưng, doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu thực hiện được giải pháp này là không đơn giản.
Chưa sát thực tiễn
Theo các chuyên gia kinh tế, việc đa dạng hóa thanh toán ngoại tệ có thể giải quyết phần nào tình trạng căng thẳng cung - cầu USD. Nếu DN nắm giữ các loại ngoại tệ khác thì khi DN dùng các ngoại tệ đó để mua USD, ngân hàng có thể bán lại chúng trên thị trường quốc tế để lấy USD mà không phải dựa vào nguồn cung USD trong nước.
Ông Phạm Hồng Hải, Giám đốc ngoại hối Ngân hàng HSBC Việt Nam, cho biết khi DN không chuyển đổi VNĐ sang một ngoại tệ khác thì có thể ký hợp đồng bằng USD với đối tác nước ngoài, sau đó hoán đổi ngoại tệ và tái bảo hiểm thông qua ngân hàng, vẫn bảo đảm được thanh khoản và giảm thiểu rủi ro về tỉ giá.
Hơn 80% các giao dịch quốc tế sử dụng USD. Ảnh: H.THÚY
Theo tổng giám đốc một ngân hàng lớn ở TPHCM, năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các quốc gia có loại tiền tệ mạnh như euro, yen Nhật, đô la Canada, franc Thụy Sĩ... chiếm 44% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nếu DN sử dụng các loại tiền này để mua hàng hóa thì Việt
Tuy nhiên, các DN cho rằng lập luận của chuyên gia và ngân hàng chỉ đúng về mặt lý thuyết. Bởi trên thực tế có hơn 80% các vụ thanh toán, giao dịch quốc tế là USD. Mặt khác, tỉ giá của các ngoại tệ khác do tổng giám đốc các ngân hàng quyết định, không bị khống chế biên độ (ngoài tỉ giá USD/VNĐ), thường biến động bất thường khiến DN không an tâm nên không có sự chọn lựa nào khác ngoài USD.
E ngại rủi ro tỉ giá
Điều các DN xuất nhập khẩu quan tâm là sử dụng ngoại tệ nào để thanh toán nhanh nhất và ít rủi ro nhất. Tại
Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Intimex Đỗ Hà
Theo ông Nam, tỉ giá euro/VNĐ, GBP/VNĐ và tỉ giá một số ngoại tệ khác tăng, giảm trong một ngày hàng trăm đồng (ngày 25-9, tỉ giá GBP/VNĐ giảm 777 đồng) có thể làm cho kết quả kinh doanh của DN từ thắng thành bại.
Theo phó giám đốc trung tâm nguồn vốn và giao dịch tài chính của một ngân hàng có thế mạnh về xuất nhập khẩu, DN không lựa chọn euro, đô la Úc, đô la Canada... thay thế USD là vì tỉ giá của những ngoại tệ đó biến động hàng giờ, độ rủi ro cao.
Trong khi đó, tỉ giá USD/VNĐ chỉ biến động vài đồng/ngày, cụ thể trong tháng 9-2009, tỉ giá USD/VNĐ của các ngân hàng chỉ tăng khoảng 40 đồng/USD. DN có đủ thời gian để thực hiện bài toán kinh doanh, không phải giao dịch lòng vòng và quá phức tạp khi phải sử dụng các ngoại tệ khác.
Giải pháp dài hơi Để đa dạng hóa ngoại tệ thanh toán, một số chuyên gia cho rằng Nhà nước cần triển khai đồng bộ nhiều biện pháp. Cụ thể, bổ sung các cam kết mở rộng Hiệp định Thương mại tự do, song phương để gia tăng quan hệ đầu tư thương mại. |
Bình luận (0)