xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đặt niềm tin vào khu vực tư nhân

Quý An

Sau thông điệp của Thủ tướng Chính phủ về “xây dựng lực lượng doanh nghiệp dân tộc”, một diễn đàn cùng chủ đề đã được tổ chức trên Báo NLĐ gần 10 ngày qua, thu hút nhiều bài viết của các chuyên gia và chủ doanh nghiệp, trong đó gửi gắm, đề xuất nhiều ý tưởng hay, khả thi

Nhiều chuyên gia kinh tế và chủ doanh nghiệp (DN) tham gia diễn đàn cùng dẫn trường hợp Bạch Thái Bưởi, một tư sản dân tộc ở VN vào đầu thế kỷ 20, như một tấm gương sáng làm giàu - yêu nước tiêu biểu để khẳng định doanh nhân Việt hôm nay thừa sức tiếp nối truyền thống đó. Qua phân tích thế - lực của DN VN hiện nay, những người tham gia diễn đàn khẳng định: VN sẽ có những DN dân tộc trong 5-10 năm nữa.


Nội lực quyết định


Ngày nay, các quốc gia muốn thành công đều phải có một đội ngũ DN dân tộc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Với VN, DN dân tộc phải là lực lượng DN tiêu biểu của đất nước, phải là DN do người VN làm chủ.


Đâu là yếu tố nền tảng cho DN dân tộc? Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc cho rằng hãy gắn với việc phát huy nội lực. Chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch nhấn mạnh: “Lấy nội lực làm yếu tố quyết định”.


Các chuyên gia cùng cho rằng trong quá trình xây dựng lực lượng DN dân tộc, không được phân biệt khu vực kinh tế Nhà nước hay tư nhân. Các thương hiệu toàn cầu của những quốc gia phát triển đều khởi nguồn là một DN (hoặc tập đoàn) tư nhân.

Vì lẽ đó, VN không thể chỉ trông cậy vào các tập đoàn Nhà nước để có được những DN dân tộc mà nên đầu tư, hỗ trợ nhiều hơn cho các DN, tập đoàn tư nhân trong nước. TS Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu - Quản lý kinh tế Trung ương, phân tích: “Theo xu hướng chung, vốn Nhà nước phải tập trung cho các dịch vụ công ích nên vốn kinh doanh phải dựa vào khu vực tư nhân. Xây dựng đội ngũ DN dân tộc vì thế không thể dựa vào kinh tế Nhà nước, do nguồn vốn có hạn”.

Cùng quan điểm, TS Lê Đăng Doanh cho rằng khi DN đã thành đạt, có tên tuổi thì phải được hoan nghênh, bất kể thuộc khu vực kinh tế nào. Hiện VN đã có các tập đoàn tư nhân làm ăn rất “đình đám” như Gốm sứ Minh Long, Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm, Tân Hiệp Phát, Hòa Phát... Xét về tính hiệu quả và sự năng động, các tập đoàn này hơn hẳn nhiều tập đoàn Nhà nước, thế nên có thể tin 5-10 năm nữa, VN sẽ có những “thương hiệu Việt - tầm vóc toàn cầu”.


Lấy bản sắc Việt làm thế mạnh


DN dân tộc VN phải có sản phẩm mang dấu ấn của VN, được tạo ra từ quá trình xây dựng thương hiệu, sản phẩm và sản xuất trong nước chứ không phải sản phẩm gia công. Đó không chỉ là yếu tố định vị thương hiệu mà là yếu tố cạnh tranh.

Chuyên gia kinh tế Vũ Quốc Tuấn cho rằng: “Để có thương hiệu mạnh, DN mạnh, nhất thiết phải xác định được thế mạnh của mình. DN dân tộc phải có bản sắc riêng và lấy sự đặc thù làm ưu thế”. Cùng là thức ăn nhanh từ Mỹ nhưng KFC và McDonald’s khác xa nhau; đều là thương hiệu điện tử của Nhật Bản nhưng Sony và Panasonic không chút trùng lặp... Họ thành công là nhờ sự đặc trưng. Trong khi đó, sản phẩm VN còn trùng lắp, “sao chép” khá nhiều.

Chẳng hạn trong lĩnh vực gỗ mỹ nghệ, chúng ta có không ít thương hiệu lớn nhưng kiểu dáng, chất liệu và chiến lược kinh doanh cơ bản giống nhau, vì thế chưa có được thương hiệu gỗ toàn cầu nào. Về việc này, ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty Vinamit, kể câu chuyện làm thương hiệu cho quả mít và trái chuối sứ VN, rồi đúc kết: Sự khác biệt để làm nên thành công. Với DN dân tộc VN, hãy xây dựng sự khác biệt đó bằng yếu tố thuần Việt.


Cố vấn kỹ thuật của Công ty Soncamedia Lê Văn Chính cũng tâm đắc với cách nghĩ trên. Theo ông, cửa ra biển lớn cho thương hiệu Việt khá hẹp, vì thế phải chọn những lối ít người đi; công nghệ cao là hướng đi khả thi của DN VN vì hầu hết lĩnh vực khác đã bị chiếm lĩnh bởi những tập đoàn quốc tế lớn.

Sáp nhập để tăng lực

DN VN nhiều nhưng yếu, vậy phải hợp sức lại thành những tập đoàn lớn đủ năng lực cạnh tranh với các đối thủ quốc tế. “Con đường tốt nhất để hình thành các DN dân tộc lớn mạnh là Nhà nước tạo cơ chế để bản thân các DN tự sáp nhập thành những tập đoàn đa sở hữu, đa ngành nghề” - chuyên gia kinh tế Vũ Quốc Tuấn nhận định.


Một số chủ DN đề xuất cụ thể: “Hãy sớm thành lập những tập đoàn gạo và cà phê để xây dựng thương hiệu toàn cầu cho những nông sản thế mạnh của VN”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo