xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thiếu trầm trọng nguyên liệu thủy sản

Q.DŨNG - N.MINH

Nhiều nhà máy do thiếu nguyên liệu phải giảm công suất đến 50% khiến công nhân thiếu việc làm

Trong những năm gần đây, nguồn tôm và cá tra nguyên liệu cung cấp cho các công ty chế biến thủy sản ở ĐBSCL luôn trong tình trạng thiếu hụt. Thế nhưng có thể nói chưa năm nào nguy cơ thiếu hụt lại nghiêm trọng như năm nay. Thực trạng này khiến các nhà máy hoạt động không hết công suất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của nhà máy và đời sống, thu nhập của công nhân.

img
Nhiều nhà máy chế biến tôm ở Cà Mau hiện đang thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng. Ảnh: NG.MINH


Hoạt động cầm chừng


Tại tỉnh Cà Mau hiện có 264.500 ha nuôi tôm. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp chiếm khoảng 1.300 ha, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao chiếm 2.200 ha, phần lớn còn lại là diện tích nuôi theo phương thức quảng canh truyền thống với năng suất thấp.

Ông Nguyễn Thông Nhận, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, cho biết: các nhà máy chế biến thủy sản của Cà Mau hiện chỉ hoạt động được khoảng 48% công suất vì thiếu tôm nguyên liệu.

Bà Phạm Anh Đào, Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty TNHH Chế biến và Xuất nhập khẩu Phú Cường (Cà Mau), thông tin: Thời gian gần đây, công ty luôn trong tình trạng thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu nên nhà máy chỉ hoạt động khoảng 50% công suất, cá biệt có tháng chỉ hoạt động được 5%-10% công suất. Theo đánh giá của bà Đào, trong những tháng tới, nhất là những tháng đầu năm 2010, tình trạng thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu sẽ trở nên gay gắt hơn.


Tỉnh An Giang hiện có hơn 1.000 ha nuôi cá tra nhưng ở nhiều giai đoạn: sắp thu hoạch có, mới thả nuôi có... Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang (AFA), cho biết do liên tục bị thua lỗ nên nhiều hộ nuôi cá tra không còn vốn tái đầu tư. Số ao hầm bị “treo” của tỉnh hiện khoảng 30%-40%, có thời điểm lên đến 60%. “Trong tỉnh có 17 doanh nghiệp (DN) với 23 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, hiện chỉ hoạt động khoảng 50%-60% công suất”... Ở nhiều địa phương khác, tình hình cũng tương tự.


Dân “treo” hầm nuôi cá, DN tìm nhập nguyên liệu


Tình trạng khan hiếm tuy có đẩy giá tôm nguyên liệu lên đôi chút, có lợi cho người nuôi nhưng lại gây rất nhiều khó khăn cho DN lẫn công nhân. Nhiều DN dù được các đối tác đặt hàng nhưng phân vân chưa dám nhận do không tự chủ được nguyên liệu. Còn công nhân chế biến thủy sản thì nơm nớp lo âu về công ăn việc làm bởi nguyên liệu ít thì lương cũng ít theo và không biết mình sẽ bị công ty cắt giảm lúc nào.

Theo bà Phạm Anh Đào, hiện tại Công ty Phú Cường chỉ còn khoảng 500 công nhân (giảm trên 150 người so với năm trước)...


Để chủ động đối phó với tình trạng thiếu hụt trầm trọng tôm nguyên liệu vào các tháng tới, nhiều công ty chế biến thủy sản trong khu vực ĐBSCL phải cử người ra các tỉnh cũng như sang tận các nước như Indonesia, Ấn Độ... tìm mua tôm nguyên liệu trữ lạnh để sản xuất.


Trong khi đó, do bị thua lỗ thường xuyên nên tình trạng người dân “treo” hầm cá tra trong thời gian gần đây càng diễn ra với chiều hướng tăng dần. Theo Hiệp hội Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, cả năm 2009, tỉnh có 1.600 ha nuôi cá tra (hiện nay còn khoảng 800 ha chưa thu hoạch), giảm hơn 200 ha so với năm trước.

Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp, cho hay với diện tích này từ nay đến cuối năm, Đồng Tháp chỉ còn khoảng 40.000 tấn cá tra nguyên liệu. “Bao nhiêu đó không thấm tháp vào đâu so với tổng công suất chế biến 300.000 tấn thành phẩm/năm, tương đương 800.000 tấn cá tra nguyên liệu của các nhà máy trên địa bàn. Như vậy, mỗi tháng cần khoảng 66.000 tấn cá nguyên liệu cho sản xuất. Đó là chưa tính các DN ngoài tỉnh đến thu mua cá nguyên liệu của nông dân. Tình hình thiếu nguyên liệu sản xuất này càng trở nên trầm trọng đến cuối năm” - ông Quốc nói. 


Tương tự, vùng nuôi cá tra Mỹ Phú, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang với cả vùng mênh mông ao hầm nối đuôi nhau dài thẳng tấp. Vậy mà hiện nay, nơi đây chỉ còn lác đác vài hộ bám víu con cá tra.


Theo phân tích của các chuyên gia, chỉ có đa dạng hóa trong lĩnh vực chế biến, phá vỡ thế độc canh con tôm và quy hoạch lại vùng nuôi cá tra phù hợp thì ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung mới có thể chấm dứt được tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu cá - tôm luôn kéo dài.

Sản xuất cá giống cũng phá sản


Chi hội Nghề cá Thuận Thành ở xã Vĩnh Hòa, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang có hơn 16 ha chuyên sản xuất cá tra giống cung cấp cho các vùng nuôi trong tỉnh và các khu vực lân cận. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn của con cá tra thời gian qua, người nuôi cá không có lời, diện tích thả nuôi giảm nên kéo theo nghề sản xuất cá giống cũng gặp khó khăn.

Hiện tại nơi đây chỉ còn gần 9 ha nuôi và sản xuất cá tra giống với vài gia đình bám trụ. Ông Đặng Tấn Thành, hơn 20 năm làm nghề sản xuất cá giống, hết sức u buồn vì nhiều người lần lượt bỏ nghề. “Mấy nhà bên cạnh tôi bỏ trống hầm một năm rồi, nay lấp hẳn để làm ruộng rẫy. Người nuôi cá thua lỗ hoài thì còn mấy ai mua giống, tụi tôi cũng không bán buôn gì được nữa” - ông Thành nói.

Q.Dũng

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo