xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Coi chừng “rác kiến thức” !

Quốc Dũng

Với kỳ vọng “chi phí nội, chất lượng ngoại”, các chương trình liên kết đào tạo với ĐH nước ngoài đang bùng nổ tại Việt Nam nhưng chất lượng không được kiểm soát, gây ra tình trạng “rác kiến thức” trong giáo dục

“Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài nhiều vô kể nhưng không ai kiểm soát được chất lượng, trong khi đó người học phải trả học phí rất cao”. PGS-TS Lê Quang Minh, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, nhận định trong một hội nghị kiểm định chất lượng giáo dục ĐH của Bộ GD-ĐT. Đây là vấn đề đáng lo ngại khi chương trình liên kết nước ngoài ngày càng nở rộ.


Đầu vào du di


Điểm chung của các chương trình liên kết là đầu vào rất mở hoặc nói cách khác là khá dễ dãi so với tuyển sinh ĐH trong nước hiện nay. Chỉ cần tốt nghiệp THPT, một chút tiếng Anh và khả năng tài chính là xem như đủ điều kiện xét tuyển vào chương trình.


Tuy nhiên, trên thực tế yêu cầu tiếng Anh luôn được du di. Trong nghiên cứu bốn chương trình liên kết tại Hà Nội, thạc sĩ Đào Ngọc Tiến và Đỗ Ngọc Kiên, Trường ĐH Ngoại thương, nêu thực tế có một số trường linh động cho sinh viên nhập học và nợ tiếng Anh, rồi yêu cầu sinh viên học thêm một khóa tiếng Anh ngắn hạn.

img
Chương trình liên kết đào tạo quốc tế thu hút nhiều học sinh vì học phí “nội” nhưng được cấp bằng “ngoại. Ảnh: N. HỮU


Tuy nhiên, quá trình này đôi lúc không được tiến hành chặt chẽ, gây ra tình trạng học cho có, rồi tham gia ngay vào chương trình, gây thiệt hại cho chính sinh viên vì sau một thời gian học cảm thấy đuối. Các tác giả nhận định rằng: “Tình trạng này có thể làm giảm hiệu quả của các chương trình liên kết, sức học không đồng đều giữa các sinh viên, kéo chất lượng giảm xuống”.


Chính vì vậy, nhiều sinh viên theo học chương trình 2+2 (học ở Việt Nam 2 năm đầu và 2 năm sau học ở trường đối tác) kể lại khi ra nước ngoài họ đã cảm thấy đuối sức vì vốn ngoại ngữ không đủ để tiếp thu kiến thức.


“Lên đời” chưa đồng bộ


Một nguyên nhân khiến cho các chương trình liên kết chưa thực sự thuyết phục là do quá trình “chuyên nghiệp hóa” chưa đồng bộ. Trong nghiên cứu của mình, thạc sĩ Đào Ngọc Tiến và Đỗ Ngọc Kiên đã đưa ra vấn đề cơ sở vật chất cũng như giáo trình, sách tham khảo, hệ thống thư viện phục vụ mục đích nghiên cứu, tự học của sinh viên theo học các chương trình liên kết còn rất hạn chế.

Có đến 24,9% sinh viên tham gia khảo sát đánh giá “không đạt” về cơ sở vật chất, 30% sinh viên đánh giá “không đạt” với sách và giáo trình của chương trình liên kết. Điều này cho thấy các biện pháp hỗ trợ cho quá trình học chưa được quan tâm đúng mức, ví dụ chưa có thư viện riêng cho các chương trình liên kết hoặc có thư viện thì các đầu sách chưa cập nhật hay sinh viên không thể tiếp cận các cơ sở dữ liệu của trường đối tác.


Cũng đã có một trường ĐH lớn tại TPHCM phải đóng cửa chương trình liên kết vì không thể thỏa mãn yêu cầu của trường đối tác là phải có thư viện cho chương trình.


Vấn đề giảng viên cũng đáng lưu tâm khi theo nghiên cứu trên, sinh viên nhận xét tốt cho giảng viên trong nước quá thấp so với sự đánh giá dành cho giảng viên nước ngoài, chỉ bằng một phần ba, thậm chí một phần năm, một phần sáu. Trong khi đó, nhiều trường hiện nay bố trí đến 50% là giảng viên trong nước. Thậm chí có nơi hoàn toàn là giảng viên Việt Nam. 


Phải kiểm soát chất lượng chương trình


Đáng lo ngại hơn cả là việc du nhập chương trình có chất lượng thấp như ý kiến của GS Neal Koblitz nêu ra trong một bài viết được đăng trên website của Bộ GD-ĐT. Ông viết: “Một bài báo mà tôi đọc được trên một tờ báo của Mỹ nói tới việc Trường CĐ Cộng đồng Houston (Houston Community College) có một chi nhánh rất phát đạt ở TPHCM. Không một người Mỹ nào coi Trường CĐ Cộng đồng Houston là một trường có địa vị học thuật nghiêm túc”.

Với giáo dục, sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu “nhập khẩu” những chương trình giáo dục bằng cách liên kết thiếu kiểm soát. Một giáo sư nước ngoài từng trả lời phỏng vấn của báo giới Việt Nam như vậy. Theo ông, phải có những chế tài pháp lý nghiêm ngặt để kiểm soát chất lượng các chương trình. Rác công nghệ có thể xóa bỏ được nhưng “rác kiến thức” sẽ là gánh nặng cho quốc gia.

Dịch vụ giáo dục “mì ăn liền”

Hình thức liên kết đào tạo quốc tế mang lại ít nhiều lợi ích cho người học, nhưng chủ yếu là những hoạt động vì lợi nhuận của các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục và các đối tác của họ.

Vì vậy, nội dung đào tạo chỉ là những ngành đang “ăn khách” như quản trị kinh doanh, ngoại ngữ, công nghệ thông tin. Những hình thức này không góp phần cải thiện hoạt động của nhà trường theo những chuẩn mực quốc tế, cũng không đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài của quốc gia.

Bởi việc phát triển quốc gia không chỉ cần những ngành nghề thời thượng mà cần một lực lượng nghiên cứu các ngành mũi nhọn, cần những trí thức tài năng và có trách nhiệm với xã hội, những thứ không phải là mối quan tâm của các nhà cung ứng dịch vụ “mì ăn liền”.
(Trích tham luận của TS Phạm Thị Ly – Trường ĐH Sư phạm TPHCM)

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo