xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cung – cầu lao động mất cân đối nghiêm trọng

DUY QUỐC

Trên 50% doanh nghiệp trong cả nước thiếu hụt và gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động

Báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH vừa chỉ rõ thực trạng mất cân đối nghiêm trọng cung – cầu lao động trên cả nước, cùng với chất lượng nguồn nhân lực thấp. Trong khi đó, việc quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lại thiếu đồng bộ giữa các ngành nghề, vùng, địa phương...

img

Phỏng vấn ứng viên tại Ngày hội Việc làm hướng nghiệp 2009. Ảnh: H. Nga


Chất lượng lao động thấp


Tổng số lao động có việc làm của cả nước đến thời điểm này là 47,25 triệu người. Tuy nhiên, theo báo cáo, có đến trên 70% có việc làm không ổn định (chủ yếu lao động tự do hoặc làm việc trong gia đình không hưởng lương), dễ bị tổn thương và dễ rơi vào nghèo đói.

Tạo việc làm bền vững cho người lao động


Theo Bộ LĐ-TB-XH, để khắc phục tình trạng mất cân đối cung – cầu lao động, ngoài trách nhiệm của Bộ LĐ-TB-XH, Chính phủ cần có chỉ đạo trong việc xây dựng, thực hiện quy định, chính sách để các DN, nhất là các tập đoàn, tổng công ty lớn trước khi đầu tư dự án lớn ở địa phương nào, phải báo cáo cụ thể về phương án, kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực, cũng như có trách nhiệm trong việc đào tạo chuẩn bị nguồn nhân lực. Ngoài ra, bên cạnh mở rộng, thu hút đầu tư trong ngoài nước, Nhà nước cần có chính sách để giảm dần quy mô DN siêu nhỏ nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, hiện đại, tăng dần mức đầu tư trang thiết bị, kiến thức cho người lao động ở DN, tạo việc làm bền vững cho người lao động.

Chất lượng lao động bị đánh giá còn quá thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Có đến 65,25% lao động không qua đào tạo; 78% thanh niên trong độ tuổi 20-24 khi tham gia vào thị trường lao động chưa được đào tạo nghề hoặc có đào tạo nhưng vẫn bị hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp.


Chất lượng lao động qua đào tạo thấp dẫn đến hệ quả là nguồn cung lao động không đáp ứng nhu cầu. Ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn bậc đại học, chỉ khoảng 30%-40% sinh viên tốt nghiệp đại học có việc làm ngay, trong khi 60%-70% phải đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng.

Đáng nói là trong lúc lao động xã hội dư thừa, thậm chí lao động mất việc diễn ra thường xuyên thì trên 50% doanh nghiệp (DN) thừa nhận thường xuyên thiếu hụt và gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động. Tại Đồng Nai, hằng năm các DN thiếu hụt khoảng 20.000 lao động, trong đó thiếu 5.000 lao động qua đào tạo nghề và 15.000 lao động phổ thông. Tại TPHCM, từ đầu năm 2009 đến nay, số lao động mất việc là 23.796 người nhưng các DN vẫn báo cáo thiếu  61.527 lao động. 


Doanh nghiệp bị động


Trong khi cung lao động với chất lượng nhân lực bị đánh giá còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thì cầu lao động cũng chưa có sự cải thiện đáng kể. Theo tính toán, tốc độ tăng GDP từ 6,5% - 8%/năm đã tạo việc làm cho từ 1,2 triệu đến 1,4 triệu người/năm.

Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP nhanh, không đồng đều giữa các ngành nghề kinh tế và không có dự báo sớm nên việc chuyển đổi và dịch chuyển lao động gặp khó khăn, gây ra tình trạng dư thừa lao động nông nghiệp và thiếu hụt lao động khu vực công nghiệp và dịch vụ ở hầu hết các vùng, địa phương.


Hạn chế trong hoạt động của cầu lao động còn được phân tích ở góc độ đầu tư, chuẩn bị nguồn nhân lực của DN. Một kết quả khảo sát được nêu trong báo cáo: Chỉ có 2,3% DN dầu khí, dệt may, bưu chính viễn thông ký kết hợp đồng hợp tác đào tạo. Do không đầu tư nhân lực, dẫn đến tình trạng DN thường bị động trong việc sử dụng lao động qua đào tạo và chủ yếu sử dụng kết quả đào tạo có sẵn.


Thừa mà thiếu !


Nhìn tổng thể, thị trường lao động VN vẫn là một thị trường dư thừa lao động và phát triển không đồng đều, mất cân đối cung – cầu lao động nghiêm trọng giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân được chỉ rõ: Đó là quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đô thị chưa đồng bộ; chưa tính đến phát triển nguồn nhân lực của từng vùng, miền, địa phương.

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa kéo theo hiện tượng đô thị hóa tập trung, không đồng đều, không đồng bộ đã gây nên sự chênh lệch của các địa phương. Điển hình là nhiều tỉnh, thành tập trung quá nhiều KCX-KCN lại là nơi dân số ít, nguồn lao động không nhiều, phụ thuộc vào lao động nhập cư. Ngược lại, nhiều địa phương tập trung thu hút đầu tư để phát triển kinh tế nhưng không tính toán đến cung – cầu lao động cũng như hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch lao động.


Trong nền kinh tế thị trường, phát triển cung lao động phải đáp ứng cầu của thị trường lao động, của nền kinh tế, bảo đảm nhu cầu việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Bộ LĐ-TB-XH cho rằng giải quyết vấn đề cung – cầu lao động thực ra là giải quyết bài toán nhân lực cho cả nền kinh tế, cần có giải pháp mang tính chiến lược.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo