xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sinh hoạt hợp lý để bảo vệ khớp

Bác sĩ Nguyễn Tấn Hưng (Bệnh viện Y học Cổ truyền TPHCM)

Nhiều người có thói quen bẻ khớp ngón tay chân, vặn cột sống cổ, lưng tạo ra những tiếng lốp rốp. Thói quen này rất nguy hiểm vì mỗi tiếng động đó sẽ xuất hiện một lực dạng “búa - đe” lên bề mặt sụn hoặc đĩa đệm

Ai cũng từng nghe những tiếng động phát ra từ khớp của mình hoặc từ người xung quanh. Tiếng động đó được sinh ra khi có sự va chạm mạnh của hai đầu sụn khớp tiếp giáp nhau. Hầu hết mọi người nghĩ đấy là chuyện rất bình thường mà không biết rằng những va chạm này đang âm thầm gây ra các vi chấn thương lên tế bào sụn. Khi có sự tích lũy nhiều vi chấn thương trên cùng một ổ khớp thì sẽ làm mất dần chất sụn ở khớp.

img
Đi giày cao gót thường xuyên sẽ có hại cho khớp gót chân. Ảnh: K.HƯƠNG

Để chống lại hiện tượng mất tế bào sụn, cơ thể phản ứng tiêu cực bằng cách tăng sinh xương ở những chỗ sụn bị mất. Từ đó mọc ra những gai xương mà không ai muốn có! Các gai xương này tấn công tổ chức mô quanh khớp gây sưng và đau. Để tránh vi chấn thương dẫn đến phiền phức từ các gai xương gây ra, chúng ta cần có một chế độ sinh hoạt thích hợp. Cụ thể:


Không tạo thói quen bẻ khớp: Nhiều người có thói quen bẻ khớp ngón tay chân, vặn cột sống cổ, lưng tạo ra những tiếng lốp rốp. Thói quen này rất nguy hiểm vì cứ mỗi tiếng động đó sẽ xuất hiện một lực dạng “búa - đe” lên bề mặt sụn hoặc đĩa đệm. Mỗi lần vặn, bẻ như thế sẽ xuất hiện cảm giác dễ chịu hơn vì khớp đã được phá gỉ, nhưng ngược lại chính điều này cũng tạo ra những lực phá hủy  khớp.


Chắc chắn bạn sẽ đặt câu hỏi là có cách nào vừa tạo cho khớp cảm giác thoải mái mà vẫn tránh được vi chấn thương? Trả lời là có. Cụ thể, mỗi khi bạn thấy mỏi khớp thì  chỉ cần cử động khớp qua lại nhẹ nhàng đến góc độ tối đa mà vẫn chưa gây đau, chưa tạo ra tiếng lạo xạo là được, vì động tác đơn giản này đã góp phần tăng lưu lượng máu đến mô, tạo ra sự dễ chịu mà vẫn tránh được hiện tượng dính khớp và vi chấn thương.


Đi, đứng phải đúng cách: Không nên đứng quá lâu hay đi giày cao gót thường xuyên; không lên cầu thang bộ nhiều lần hoặc đi bộ liên tục hơn 45 phút, vì để phòng ngừa lực xóc có khả năng tác dụng lên khớp gối và gót chân, từ từ sẽ gây thoái hóa  khớp gối và gai gót. Sự xuất hiện gai gót chân góp phần làm viêm cân gan bàn chân dẫn đến đau gót chân.


Hạn chế nằm nệm, võng: Tránh nằm gối đầu cao quá vì gây ra hiện tượng căng cơ cổ gáy và lực có hại lên cột sống cổ. Hạn chế nằm nệm, võng, ghế bố vì tính chất lỏng lẻo không giữ cố định tốt cột sống được nên sẽ dễ tạo vi chấn thương.


Không nên tắm sau khi mặt trời lặn, tắm quá lâu, nằm ngủ trực tiếp trên nền gạch vì nền gạch lạnh; môi trường có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp sẽ gây co cơ, hẹp khe khớp tăng nguy cơ tạo vi chấn thương.


Không chọn tư thế ngồi xổm: Ngồi xổm được gọi là tư thế xấu vì khớp gối sẽ bị tăng lực nén. Bởi vậy phải hạn chế hoạt động ở tư thế này. Khi ngồi làm việc trên ghế văn phòng cần tránh ngửa cổ nhưng phải giữ lưng cho thẳng và nên chọn ghế có phần tựa cho cột sống thắt lưng để giảm tối đa lực ép lên đĩa đệm.


Khi lái ô tô, mô tô đường dài thường xuất hiện cảm giác mỏi lưng, đau lưng là do lực chấn động tác dụng liên tục và nhiều nhất lên cột sống. Để giảm lực chấn động này, cần mang đai thắt lưng và ngồi thẳng trục lưng cổ và đầu.

Tránh gây căng cơ: Động tác vắt quần áo cần làm với lực vừa phải, không cố hết sức vì khi đó khớp cổ tay hai bên chịu lực lớn dễ gây đau, gây thoái hóa  khớp và hội chứng ống cổ tay.


Khi cần lấy đồ vật ở xa không nên với vì gây ra căng cơ, dễ trật khớp và cũng dễ tạo ra vi chấn thương lên ổ khớp. Trong lúc khiêng vác vật nặng cần chú ý ôm sát vật vào người và toàn bộ trọng tâm của cơ  thể phải ở chính giữa hai lòng bàn chân, để lực tác dụng được chia đều trên các đĩa đệm đốt sống, có như vậy mới tránh được những tổn thương khớp. Học sinh mang cặp sách quá nặng, lâu ngày sẽ gây vẹo cột sống, đau lưng mạn do căng cơ.

 

Tránh tăng lực nén lên tổ chức khớp


Cần tập thể dục điều độ, hạn chế ăn nhiều chất béo, ngọt, giàu năng lượng nhằm tránh béo phì vì đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây tăng lực nén lên tổ chức khớp.

Nếu công việc phải thường xuyên tiếp xúc với các tư thế dễ dẫn đến vi chấn thương thì cần mang đai, nẹp, đệm lót thích hợp với từng vị trí để triệt tiêu lực xóc từ đó tránh được sự phá hủy khớp. Ngoài ra, cần khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm các bệnh như đái tháo đường, loãng xương, thống phong (gout),...để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng, trong đó có hư khớp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo