xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chia chác hàng ngàn hécta đất rừng

Bài và ảnh: KIM CƯƠNG

Được sự tiếp tay của một số cán bộ địa phương, nhiều CB-CNV của Xí nghiệp Nguyên liệu giấy miền Đông Nam Bộ đã “xẻ thịt” đất trồng rừng để trục lợi

Đại tá Nguyễn Phi Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, cho biết Thanh tra Chính phủ đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ chia chác đất rừng tại huyện Thống Nhất (nay là huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) cho công an tỉnh để điều tra, xử lý  theo quy định pháp luật.


Đất rừng bỗng dưng... biến mất


Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ vào năm 2008, từ năm 1985, UBND huyện Thống Nhất đã ra quyết định giao cho Trạm Trồng rừng Thống Nhất (nay là Xí nghiệp Nguyên liệu giấy miền Đông Nam Bộ) 2.415 ha đất tại xã Bắc Sơn và xã Hố Nai 3 để trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc và làm vùng nguyên liệu giấy.

Tuy nhiên, số liệu của Hạt Kiểm lâm huyện Trảng Bom cung cấp cho Thanh tra Chính phủ cho thấy trong quá trình quản lý, Xí nghiệp Nguyên liệu giấy miền Đông Nam Bộ đã gây thất thoát hàng ngàn hécta rừng.

Trong quá trình làm việc với đoàn thanh tra, Xí nghiệp Nguyên liệu giấy miền Đông Nam Bộ đã báo cáo lấp lửng về số liệu trồng rừng, quản lý và kinh doanh rừng hằng năm. UBND huyện Trảng Bom và Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Đồng Nai cũng không giải trình được số liệu chính xác của quá trình sử dụng đất. Sau thanh tra, cơ quan chức năng đã xác định cụ thể từ tháng 12-1999, xí nghiệp này chỉ còn quản lý 896,5 ha. Nghĩa là từ năm 1985 đến 1999, Xí nghiệp Nguyên liệu giấy miền Đông Nam Bộ đã “hô biến” hơn 1.500 ha đất rừng.

img
Hàng ngàn hécta đất rừng tại huyện  Trảng Bom đã bị “xẻ thịt”,  mua bán trái phép


Ngoài ra, kiểm tra về việc quản lý đất trồng rừng theo Chương trình 327 (phủ xanh đất trống đồi trọc) cho thấy từ năm 1996 đến năm 2000, việc lấn chiếm, mua bán đất rừng của lâm trường bằng giấy tay diễn ra thường xuyên. Theo Thanh tra Chính phủ, hầu hết diện tích đất thuộc Chương trình 327 mà người dân lấn chiếm hiện đã được chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng chính quyền địa phương không hề hay biết. Trong đó, trên 47 ha đất rừng đã được Xí nghiệp Nguyên liệu giấy miền Đông Nam Bộ giao khoán cho 18 hộ dân trồng rừng trong thời hạn từ 16 năm đến 50 năm nhưng một nửa số diện tích đất đã bị mua bán, chuyển nhượng hoặc bị “phù phép” để chuyển đổi mục đích sử dụng.


Cán bộ tiếp tay


Theo kết luận thanh tra, việc phân cấp, quản lý thực hiện trồng rừng được quy định rõ trong quyết định giao đất nhưng UBND huyện Thống Nhất và các cá nhân liên quan không tổ chức thực hiện, dẫn đến tình trạng vô chủ đối với 2.415 ha đất rừng. Hậu quả là hàng ngàn hécta đất rừng bị mất do các hộ dân và một số CB-CNV của lâm trường tự do bao chiếm, mua bán bất hợp pháp, gây nên tình trạng tranh chấp, khiếu nại, làm mất trật tự tại địa phương.


Chịu trách nhiệm chính trong việc để mất đất rừng, ngoài Xí nghiệp Nguyên liệu giấy miền Đông Nam Bộ, Thanh tra Chính phủ còn phát hiện nhiều tiêu cực tập trung vào các cá nhân như ông Phạm Tiến Ngọc, phó giám đốc Xí nghiệp Nguyên liệu giấy miền Đông Nam Bộ; ông Quách Kim Tinh, ông Văn Công Tạo, nguyên chủ tịch UBND xã Bắc Sơn; ông Nguyễn Văn Thành, cán bộ địa chính xã Bắc Sơn và một số người khác...

Đề nghị xử lý các cá nhân sai phạm

Trong năm 2009, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị tỉnh lập đoàn  thanh tra để tiến hành đo đạc, xác định cụ thể về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất của từng đối tượng để xử lý, thu hồi diện tích đất bị lấn chiếm; đồng thời đề nghị UBND tỉnh làm rõ trách nhiệm, xử lý kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân liên quan.


Đối với nội dung chuyển sang Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, Thanh tra Chính phủ đề nghị xử lý theo quy định pháp luật đối với các hộ dân và CB-CNV của Xí nghiệp Nguyên liệu giấy miền Đông Nam Bộ và các cán bộ của xã Bắc Sơn đã để xảy ra mất đất rừng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo