“A lô!Trung tâm gọi cứu hộ! Tại Km 28 có xe khách 16 chỗ bị nổ vỏ quay tròn trên đường, va vào dải phân cách, chưa biết có ai bị thương hay không. Cứu hộ mau điều phương tiện đến ứng cứu...”. “A lô, đội cứu hộgọi 3970! Tại Km số 48 có xe 7 chỗ gặp sự cố!...”. “A lô, a lô, alô...”. Không chỉ điện thoại cứu hộ liên tục reo vang mà ngay cả các chiến sĩ CSGT trên tuyến đường cao tốc TPHCM-Trung Lương cũng luôn nhận được thông tin đề nghị chi viện cứu hộ cho các xe gặp nạn trên đường.
Chiều mùng 3 Tết, chiếc ô tô này đã “bay” qua dải phân cách, chỉ 10 phút sau đã được đội cứu hộ đưa về nút giao Thân Cữu Nghĩa, Tiền Giang
Gặp sự cố liên tục
Trưa mùng 2 Tết, chúng tôi có mặt tại Đội Cứu hộ thuộc Trung tâm Quản lý đường cao tốc TPHCM-Trung Lương đóng tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Dù túc trực nhiều giờ nhưng chúng tôi vẫn không thể trò chuyện được với các nhân viên ở đây vì ai cũng tất bật với công việc. Còn cán bộ quản lý, người điều hành lực lượng cứu hộ cũng cuống cuồng với việc tổ chức kéo xe gặp sự cố vào các trạm sửa chữa, bảo đảm thông suốt toàn tuyến đường cao tốc đầu tiên ở cửa ngõ miền Tây trong những ngày Tết.
Văn Xuân Khuê, nhân viên trực tổng đài đội cứu hộ (quê Bình Định) tranh thủthời gian không cócuộc gọiđến tiếpchuyện chúng tôi: “Công việc của tụi em tất bật như vậy đó, không phải ban ngày mà vào ban đêm cũng vậy. Ở đây không có nhân viên chuyên trách trực tổng đài, người nào quá mệt mỏi với công việc cứu hộ trên đường cao tốc thì được rút về đây làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin. Em vừa tham gia cứu hộ xong mấy chiếc xe gặp sự cố, mệt quá đội điều về đây trực tổng đài, sau khi lấy lại sức thì tiếp tục ra... đường!”. Khuêcho biết toàn đội cứu hộ chưa được 10 người, nhưng mỗi ngày phải giải quyết ít nhất 20 trường hợp xe gặp sự cố trên đường.
Phần lớn anh em trong đội cứu hộ đều là tài xế loại giỏi, biết chút ít nghề sửa chữa ô tô nên trước khi tiếp cận chiếc xe nằm đường thì phải chẩn đoán ngay nó mắc “bệnh” gì và phải sơ “cấp cứu” ra sao. Sáng nay, chiếc xe khách loại 16 chỗ ngồi đi từ TPHCM về hướng Trung Lương thì gặp sự cố nổ vỏ. Chiếc xe này quay nhiều vòng trên đường rồi va vào dải phân cách trước khi dừng lại. May mắn là nó không lật, toàn bộ hành khách không có ai bị thương. Vừa cứu hộ xong chiếc xe này thì một chiếc 7 chỗ khác cũng gặp sự cố nổ vỏ ở khu vực huyện Châu Thành (Tiền Giang), anh em vừa “sơ cứu” xong thì nghe tổng đài báo hết chiếc này đến chiếc khác gặp sự cố...
Từ sáng đến 15 giờ ngày mùng 2 Tết, chúng tôi nhẩm tính có 21 xe gặp sự cố trên đường cao tốc được cứu hộ thành công. Theo anh Phạm Tất Thành, người phụ trách đội cứu hộ, xe gặp sự cố trên đường cao tốc tập trung các lỗi kỹ thuật như: sôi nước, bể ống dẫn dầu, nổ vỏ, hết xăng... Vỏ bị nổ là do chất lượng không đáp ứng được tốc độ cao, sôi nước, bể ống là do xe quen chạy tốc độ trung bình nay đột nhiên chạy tốc độ cao khiến các thiết bị giải nhiệt, dẫn nhiên liệu bị “sốc”, dẫn đên hỏng hóc đột ngột.
Nhiều phương tiện hư hỏng trên đường cao tốc được cứu hộ đưa về nơi tránh. ảnh: M.Sơn
Khổ vì... tin cứu hộ giả
Lực lượng cứu hộ làm việc vất vả cả ngày lẫn đêm, nhưng khổ hơn là bị kẻ xấu thường xuyên gọi điện thoại báo tin cứu hộ... giả. Một chiến sĩ CSGT Công an tỉnh Tiền Giang cho biết từ lúc đưa tuyến đường cao tốc vào khai thác đến nay đã bị hàng chục kẻ xấu quấy phá. Trong lúc các CSGT làm công tác hướng dẫn xe thì nhận được thông tin từ đội cứu hộ yêu cầu đến địa điểm xảy ra tai nạn gần đó để tham gia cứu hộ nhưng khi đến thì không có phương tiện bị hư. Qua tìm hiểu, lực lượng CSGT phát hiện các đối tượng báo tin giả là những người bán hàng rong trên đường cao tốc, từng bị lực lượng công an xử phạt nên báo tin để... trả thù.
Chiều 30 Tết, chúng tôi theo chân tổ CSGT để cứu hộ xe theo một tin báo ở gần Tân An có một xe tải nặng lật ngang đường, nhưng khi đến nơi thì không phát hiện xe bị nạn. Trên đường quay về Tiền Giang, tổ CSGT phát hiện có một thanh niên bán hàng rong trên đường. Khi lực lượng bảo vệ đến nhắc nhở thì người này dùng cây tấn công bảo vệ. Đến khi có cảnh sát cơ động đến, người này mới chịu bỏ hung khí.
Ngoài ra, theo ghi nhận của chúng tôi, khókhăn lớn nhất màlực lượng cứu hộ đang gặp phải là không có đường dành riêng cho xe cứu hộ. Cónhững trường hợp xe gặp sự cố gần xe cứu hộ nhưng xe này phải đánh một vòng kháxa mới tiếp cận được. Chưa kể dọc trên tuyến đường này hiện chưa có những trạm xăng dầu, vì vậy khi xe gặp sự cố hết xăng, lực lượng cứu hộ phải kéo đến những cây xăng nằm trên tuyến Quốc lộ 1A để đổ, vừa xa vừa tốn kém... Hiện các phương tiện cứu hộ đã được bố trí tăng gấp ba lần theo phương án, gồm ba xe cứu hộ xe du lịch, hai xe cứu hộ xe tải trung và một xe cứu hộ xe tải lớn, nhưng hiện đã hoạt động hết công suất, quá tải.
Chạy quá tốc độ, tài xế ngủ gật
|
Bình luận (0)