Tất nhiên, những con vật ăn vào có thể gây chết người như cóc, cá nóc... thì ông Tùy chừa ra; còn những loài như rắn, chuột, sâu, bọ, ếch, cá, đỉa..., ông ăn say sưa như ăn nem, chả.
Ông Ngô Văn Tùy đang ăn sống một con rắn mối
Ăn sống thấy ngon!
Là con trai út trong một gia đình có 5 anh chị em, lúc nhỏ Ngô Văn Tùy sinh hoạt bình thường như những đứa trẻ khác trên đảo. Ngoài giờ học, Tùy cùng các anh chị giúp đỡ bố mẹ việc đồng áng, trồng hoa màu. Lớn lên, Tùy lập gia đình rồi có con.
Đầu năm 1984, Tùy nhập ngũ. Vợ anh ở nhà vừa làm vừa nuôi con nhỏ. Khí hậu, thổ nhưỡng trên đảo không quá khắc nghiệt nhưng do sâu bọ, chuột phá hoại nên mùa màng hay thất bát. Cuối năm 1987, Tùy xuất ngũ, về nhà và trở lại với nghề nông. Mùa tỏi năm 1988, nhà anh trồng 4 sào, tỏi phát triển rất tốt, hy vọng trúng mùa. Tuy nhiên, khi đang tốt tươi, đám tỏi bất ngờ “xuống sắc” vì bị sâu cắn khiến Tùy ngay ngáy lo. Để cứu tỏi, đêm đêm, Tùy thức trắng cùng cây đèn pin để đi bắt sâu, bắt được con sâu nào bóp chết con đó. Sau nhiều đêm, 4 sào tỏi được cứu vãn.
Nhớ lại chuyện cách đây hơn 20 năm, ông Tùy kể: “Lúc đó tôi nghĩ mình ăn tỏi được, sâu ăn tỏi được, vậy thì mình cũng ăn... sâu được. Thế là tôi lùng bắt những con sâu tỏi còn sót lại, ăn thử. Lần đầu nhai sâu, thấy cay cay, thơm nồng như tỏi nhưng “hậu” có vị ngọt, tôi đâm ra ghiền. Ăn càng nhiều sâu, tôi thấy người càng khỏe ra”. Từ ăn sống sâu tỏi, ông chuyển sang ăn sống các loài côn trùng như bọ cạp, rít, cào cào, châu chấu..., loài nào ông cũng thấy ngon miệng.
Trên đảo Lý Sơn, mùa nào cây ấy. Mỗi loài cây có mỗi loài sâu và côn trùng khác nhau “đeo bám”. Ông Tùy cho rằng chuột, tắc kè, rắn, ếch, nhái, rắn mối... đều sống khỏe trên đảo này là nhờ sâu bọ, côn trùng. Người ăn sống được sâu bọ, côn trùng thì cũng có thể ăn sống được những loài động vật kể trên. Thế là bắt được con nào, ông ăn ngay con đó. Ông nói: “Tôi ăn con rắn, thấy hết đau lưng. Nước tiểu bị vàng, tôi ăn con rắn mối, con tắc kè là hết. Ăn sống rắn, chuột, không cần ăn cơm mà vẫn thấy no cả ngày.Điều đó cho thấy chúng có dinh dưỡng rất nhiều”. Nghe ông Tùy kể, chúng tôi không khỏi rùng mình!
Nói rồi, ông Tùy lôi từ trong túi quần ra 1 con rắn mối, 1 con cào cào, 2 con tắc kè còn sống. Ông nhai con rắn mối trước, sau đó lột da con tắc kè, ăn tiếp (do da tắc kè rất dai). Nuốt hai con tắc kè xong, ông nhai tiếp con cào cào...
Bà Nguyễn Thị Mai, vợ ông Tùy, cho biết: “Lần đầu tiên mẹ con tôi thấy ổng ăn sống rắn, chuột..., sợ lắm; hễ ổng bắt rắn về là tôi thả nhưng rồi thấy ổng buồn, sợ ổng đổ bệnh nên tôi mặc kệ, để ổng ăn, miễn là cứ khỏe mạnh đi làm nuôi con là được”.
Mơ đi nước ngoài biểu diễn
Ông Ngô Văn Tùy mời chúng tôi về nhà. Ngôi nhà mới xây xong cuối năm 2008, trị giá gần 200 triệu đồng. “Làm được ngôi nhà ni là nhờ ông xã tôi ăn sâu, côn trùng đó anh ạ!” - bà Mai nói. Tưởng bà đùa, hóa ra thật. Trước nạn sâu phá hoại hoa màu, tưởng như bó tay (vì dân đảo Lý Sơn “kỵ” dùng thuốc trừ sâu), nhờ bắt và ăn sạch các loài sâu, côn trùng trên diện tích hoa màu, cây trái của gia đình nên trúng mùa, nông sản có chất lượng cao, bán được giá, vợ chồng ông có tiền xây nhà.
Ông Tùy cho biết: “Tôi có hai ước mơ. Một là, cuộc sống của dân trên đảo Lý Sơn khấm khá hơn, nhất là có điện thắp sáng, có điện là có tất cả. Hai là, tôi muốn được... đi nước ngoài biểu diễn ăn động vật sống để được “lên” chương trình truyền hình Chuyện lạ thế giới!”.
Đa tài, lãng mạn
Ngoài “tài” ăn sống động vật, ông Tùy còn chơi đàn mandolin rất hay
|
Bình luận (0)