Do đó, giá lúa 5.500 - 6.000 đồng/kg từ từ sụt xuống còn 4.200 - 4.500 đồng/kg. Nông dân An Giang than phiền rằng nhiều thương lái đã phán “không mua lúa IR50404” - giống lúa chất lượng trung bình vốn là chủ lực trong nhóm gạo xuất khẩu cho Philippines, Indonesia và châu Phi suốt hai
năm qua.
Rêu rao giá gạo quốc tế đang giảm mạnh để mua gạo mới gặt của nông dân giá rẻ là một mánh khóe bóp cổ người trồng lúa. Đây rõ ràng là một kiểu làm để các công ty xuất khẩu lương thực lại một phen hốt bạc khổng lồ như năm 2008 nữa.
Cuối năm 2009, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) tự hào khoe rằng đã thắng lợi trúng thầu nhiều gói, tổng cộng lên đến 1,35 triệu tấn gạo cung cấp cho Philippines với giá 680 USD/tấn, giao hàng bắt đầu từ tháng 1 cho đến tháng 5-2010. Các báo VN và các trang tin trực tuyến trên internet cũng hân hoan đưa tin đáng hãnh diện này. Trong buổi truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Vĩnh Long chiều 27-12-2009, PGS-TS Mai Thành Phụng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bộ NN-PTNT, cũng phấn khởi loan báo tin sốt dẻo này và cho biết triển vọng nông dân sẽ bán lúa được giá. Một số nông dân dự buổi truyền hình trực tiếp cũng khoe là đã bán lúa IR50404 được giá gần 5.000 đồng/kg.
Như vậy, để cung cấp cho các gói thầu giá cao của Philippines, Vinafood 2 và các công ty lương thực hội viên sẽ lợi dụng tình hình giá gạo quốc tế sụt giảm để ép nông dân bán lúa giá thấp cho họ. Trên phương diện pháp lý thì Vinafood 2 không có gì sai. Đơn vị này và “binh đoàn” thương lái của họ phải mua lúa theo thời giá chứ không thể mua cao hơn được. Tuy nhiên, về phương diện đạo lý, rõ ràng một lần nữa người trồng lúa lại bị thiệt thòi quá nặng.
Nếu chúng ta cứ duy trì mãi kiểu tổ chức sản xuất lúa gạo như thế này, để cho nông dân suốt đời làm tôi mọi cho các công ty xuất khẩu làm giàu thì liệu đến bao giờ người trồng lúa mới giàu nổi?
Bình luận (0)