xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cùng nhau chiếm đất công

Bài và ảnh: Trần Hải Nguyên

Ban đầu là “mượn” đất công, sau là cho thuê rồi âm thầm cấp hẳn, nhiều cán bộ đã mang đất công cho thuê lại để trục lợi

Liên quan đến việc UBND huyện Tân Hưng, tỉnh Long An lấy gần 400 ha đất trong khu vực bảo tồn rừng ngập mặn Láng Sen chia cho 238 cán bộ dưới hình thức “cho mượn”, Báo NLĐ ngày 22-3 đã thông tin, tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi được biết năm 1994, lãnh đạo huyện Tân Hưng xin UBND tỉnh Long An cho phép cắt 400 ha thuộc vùng đệm khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen để làm quỹ đất công do huyện trực tiếp quản lý, sử dụng khi cần thiết.

img

Danh sách 238 cán bộ được chia đất quận 8 - TPHCM


Trong văn bản xin lập quỹ đất công, UBND huyện Tân Hưng nói rõ: Dùng vào việc bồi thường cho những hộ dân bị thu hồi đất xây dựng những công trình phúc lợi xã hội, an ninh quốc phòng, trụ sở làm việc... Tuy nhiên, sau khi được tỉnh phê duyệt, UBND huyện Tân Hưng liền biến quỹ đất công thành “quỹ đất của cán bộ”.


Lãnh đạo được
nhiều hơn nhân viên


Để ổn định tư tưởng cán bộ !?


Trao đổi với báo chí về chủ trương của UBND huyện Tân Hưng lấy đất công cho cán bộ “mượn”, ông Lương Thanh Hải, nguyên phó chủ tịch UBND huyện (nay là cán bộ Ban Phòng chống tham nhũng tỉnh Long An), lý giải: Khi huyện Tân Hưng mới thành lập, đời sống cán bộ khó khăn trăm bề vì vậy, lãnh đạo huyện mới có chủ trương cho anh em mượn đất sản xuất. Đó cũng là cách giúp anh em “an tâm tư tưởng” công tác lâu dài!?


Theo tài liệu chúng tôi có được, bản thân ông Hải đã hai lần viết đơn “mượn” đất, lần thứ nhất vào ngày 3-6-1998 với 10 ha. Lần thứ hai vào ngày 9-9-1999 với diện tích 3 ha. Trong đó, phần đất ông Hải “mượn” lần hai đã được UBND huyện Tân Hưng cấp sổ đỏ vào ngày 23-11-1999.

Ngay từ năm 1997, UBND huyện Tân Hưng đã lấy 332,5 ha trong nguồn quỹ 400 ha cho 238 cán bộ “mượn” theo tiêu chuẩn mỗi một cán bộ trong huyện được “mượn” 1 ha đối với người độc thân, 1,5 ha đối với người đã lập gia đình. Riêng cán bộ lãnh đạo thì được cấp nhiều đất hơn cán bộ thường.

Chẳng hạn, trường hợp ông Lương Thanh Hải, lúc bấy giờ là phó chủ tịch UBND huyện Tân Hưng, được “mượn” đến 10 ha, khi nhận đất thì diện tích lên đến 11 ha; ông Nguyễn Văn Bãnh, nguyên chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện, được “mượn” 3,5 ha; ông Phan Hữu Hạnh, nguyên trưởng Công an huyện, nay là Tỉnh ủy viên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Long An, “mượn” 3 ha; ông Phạm Hải Ngư, nguyên phó trưởng Công an huyện, “mượn” 2,5 ha; ông Hồ Quốc Việt, nguyên kiểm sát viên VKSND huyện, nay là Phó chánh Thanh tra huyện, “mượn” 2,5 ha; ông Nguyễn Hữu Thu, Phó trưởng Công an huyện, “mượn” 2 ha; ông Hồ Văn Dân, nguyên giám đốc Bưu điện huyện, nay là Phó Chủ tịch UBND huyện, “mượn” 2 ha...


Ngoài ra, UBND huyện Tân Hưng còn cho nhiều cán bộ không làm việc tại huyện nhà “mượn” đất nhằm mục đích “giao tế”.

Điển hình như trường hợp của các ông Lê Văn Đạt, nguyên phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An, được “mượn” 2 ha; ông Trần Văn Cường, công tác tại Công an tỉnh Long An, “mượn” 2 ha; ông Nguyễn Hữu Hồng, Trưởng Phòng Tài chính huyện Vĩnh Hưng, “mượn” 2 ha...

Tại huyện Vĩnh Hưng, còn có 8 cán bộ được UBND huyện Tân Hưng cho “mượn” từ 1,5 ha đến 2ha.


Cho thuê lại giá cao


Tuy thời hạn cho “mượn” đất là 10 năm, như vậy đến năm 2007, UBND huyện Tân Hưng phải thu hồi toàn bộ số đất đã cho cán bộ “mượn”. Nhưng thực tế cho thấy UBND huyện Tân Hưng chẳng những không thu hồi mà còn kiến nghị UBND tỉnh Long An hợp thức hóa quyền sử dụng đất lâu dài cho số cán bộ đã “mượn” đất.

Theo viện dẫn của UBND huyện Tân Hưng, những cán bộ “mượn” đã “trực canh” liên tục trên 10 năm, là đối tượng ưu tiên xét giao đất canh tác lâu dài. Tuy nhiên, kiến nghị này đã không được UBND tỉnh Long An chấp thuận. Vì theo Luật Đất đai quy định, cán bộ, viên chức Nhà nước không thuộc diện xét giao đất nông nghiệp.


Không được cấp sổ đỏ cho 238 cán bộ “mượn” đất, UBND huyện Tân Hưng tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh Long An cho chủ trương chuyển từ “mượn” sang cho thuê thay vì thu hồi trả vào quỹ đất công.

Kiến nghị này đã được UBND tỉnh Long An chấp thuận, giao cho Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh giải quyết. Nhận được chủ trương này, UBND huyện Tân Hưng nhanh chóng ban hành giá cho thuê đất.

Theo đó, giá cho thuê đất vào thời điểm năm 2007 là 700.000 đồng/ha/năm. Thời hạn cho thuê là 10 năm. Sau đó, nhiều cán bộ được cho thuê đất với giá bèo đã nhanh chóng cho dân địa phương thuê lại với giá cao hơn từ 10 đến 14 lần.

Cụ thể, ông Ngô Văn Phục, Giám đốc Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, cho ông Nguyễn Văn Giàu thuê 7 ha, giá 10 triệu đồng/ha/năm, thời hạn cho thuê là 10 năm. Như vậy, mỗi năm, ông Phục “ngồi không” cũng thu lãi trên 65 triệu đồng. Ngoài ông Phục, nhiều cán bộ khác cho nông dân thuê lại với giá 12 triệu đồng/ha/năm.


Ban đầu là “mượn”, rồi chuyển sang thuê, sau đó UBND huyện Tân Hưng đã âm thầm cấp “sổ đỏ” cho cán bộ đã về hưu hoặc chuyển công tác ra khỏi địa bàn huyện nhà, với lý do những người này không còn cán bộ, công chức Nhà nước, được xem là đối tượng được xét cấp đất.

Cụ thể, tháng 8-2007, UBND huyện Tân Hưng cấp sổ đỏ cho 5 cán bộ nghỉ hưu với diện tích
8,5 ha; năm 2008, UBND huyện Tân Hưng tiếp tục cấp sổ đỏ cho 8 cán bộ nghỉ hưu, chuyển công tác với diện tích 11,5 ha. Việc làm này đã gây bất bình đối với người dân ở hai xã Vĩnh Châu A và Vĩnh Lợi, vì hai địa phương này còn nhiều hộ nông dân nghèo không đất hoặc thiếu đất sản xuất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo