xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Áp lực

CAO TUẤN

Đang có một vấn đề về sức khỏe tâm thần tại TPHCM không thể xem thường. Theo khẳng định của các bác sĩ ở Bệnh viện Tâm thần TPHCM, trung bình mỗi tháng hiện nay, số người đến khám các chứng bệnh về tâm thần bằng số bệnh nhân của cả năm cách đây 10 năm

Bệnh tâm thần là một danh từ chung chỉ một nhóm bệnh có ảnh hưởng tới trí óc hay não bộ. Theo các chuyên gia tâm thần, các bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần có tới 10 nhóm với hàng trăm loại bệnh, từ nặng như điên rồ, tâm thần phân liệt, đến những tình trạng đơn giản hơn như trầm uất, mất ngủ, lo âu, buồn vui thất thường, rối loạn tâm trạng...


Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe là “tình trạng hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không đơn giản chỉ là không bệnh tật hay ốm yếu”. Do vậy, sức khỏe  tâm thần chiếm một tỉ lệ lớn trong các vấn đề về sức khỏe nói chung của con người.


Hiện mỗi ngày,  Bệnh viện Tâm thần TPHCM tiếp nhận khoảng 400 bệnh nhân, so với chỉ 70 người cách đây 5-10 năm. Con số này nói lên điều gì? Trước hết, nó nói điều bình thường của một tiến trình bình thường ở TPHCM, đó là đô thị hóa.

Nó cho phép suy luận rằng tốc độ đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh và tỉ lệ thuận với tình trạng rối loạn tâm thần. Quả thật, đời sống người dân ở các đô thị lớn như TPHCM chịu áp lực ngày càng lớn từ trong quan hệ gia đình, việc làm, thu nhập, học hành của con cái và cả những mối lo về bệnh tật, cuộc sống tương lai. Rất nhiều thứ.


Thế nhưng, con số 400 bệnh nhân kia cũng cung cấp một góc không bình thường của bức tranh đô thị hóa ở TPHCM. Đó là cái góc mà dư luận xã hội đã “sờ” đến gần như không bỏ sót chi tiết nào trong suốt nhiều năm qua.

Những vấn đề ở đó tuy không mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ, ít ra là hơn một thập niên nữa. Hai trong những vấn đề ở đây là kẹt xe và ô nhiễm môi trường cho thấy nó ngày càng diễn biến tệ hại hơn, tác động xấu hơn đến sức khỏe tâm thần của người dân.


Mỗi ngày đi và về tổng cộng hơn 40 km trên những tuyến đường đông đúc bằng xe máy, người viết bài này nhận thấy người đi đường ngày càng trở nên bức bối hơn, văng tục nhiều hơn, cãi nhau nặng lời hơn ở những điểm kẹt xe.

Buồn vì nạn nhân thường là những bà mẹ chở con, những học sinh còn ở tuổi hồn nhiên, những người cao tuổi... Lúc đó, dường như chỉ tồn tại sức mạnh cơ bắp. Sẽ rất khó nếu kêu gọi văn hóa ứng xử ở đó, bởi sự thật là không khí quá hỗn độn và căng thẳng.

Kẹt xe giữa trời nóng bức, hít bao nhiêu khói bụi, lại luôn giật mình với những tiếng còi xe chát chúa hay thót tim vì mấy “ông buýt” tấp ẩu vào lề. Tâm trạng chung là mệt mỏi, ngao ngán.


Chỉ riêng chuyện kẹt xe, ô nhiễm môi trường thôi cũng có thể đẩy người ta đến tình trạng rối loạn tâm thần, huống chi còn không ít áp lực khác trong cuộc sống. Điều đó đủ để giải thích cho con số 400 bệnh nhân khám tâm thần mỗi ngày. Và, còn bao nhiêu người có biểu hiện tâm thần chưa đến bệnh viện?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo