Theo giấy phép khai thác khoáng sản mà UBND tỉnh Tây Ninh cấp cho DNTN Minh Hưng do bà Trần Thị Lượm (vợ ông Phạm Văn Trọng) đứng tên, doanh nghiệp này được phép khai thác cát xây dựng trên sông Sài Gòn đoạn từ Km19 đến Km29 thuộc địa phận xã Đôn Thuận, Hưng Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh và xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Khu vực khai thác là 1,75 km, trữ lượng là 700.000 m³, công suất 50.000 m³/năm với thời hạn khai thác từ tháng 9-2002 đến tháng 9-2016. Tuy nhiên sau khi cấp phép, lượng cát mà Minh Hưng khai thác hằng tháng bao nhiêu hoàn toàn không được giám sát.
Núi cát to đùng của gia đình ông Phạm Văn Trọng, đại diện DNTN Minh Hưng, nằm tại ngã ba sông Rạch Tra-cầu Bà Mễn, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn-TPHCM. Theo quy định, nơi đây không được cấp phép mở điểm kinh doanh cát _Ảnh: S.H
Khai thác bao nhiêu, trời biết !
Sau khi ghi nhận thực tế tình hình khai thác cát và hiện trạng sạt lở thượng nguồn sông Sài Gòn, chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh để tìm hiểu thêm. Ngày 24-3, được sự ủy quyền của chủ tịch tỉnh, ông Trần Văn Chiến, Quyền Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT), đã có báo cáo về quá trình hoạt động của DNTN Minh Hưng.
Trong báo cáo, lượng cát khai thác hằng năm của DNTN Minh Hưng được Sở TN-MT thống kê rất chi tiết. Cụ thể, tổng sản lượng khai thác cát của Minh Hưng đến cuối năm 2009 là 359.305 m3. Tuy nhiên, điều bất ngờ là số lượng trên được dẫn “theo báo cáo của DNTN Minh Hưng”. Khi chúng tôi đặt câu hỏi “Liệu số liệu này có chính xác không?” thì ông Chiến không dám khẳng định và cho biết sẽ kiểm tra lại!?
Cuộc chiến giành lãnh địa
Phải chăng ở đây có sự “ưu ái” của Sở TN-MT tỉnh Tây Ninh với DNTN Minh Hưng để doanh nghiệp này độc quyền khai thác cát ở thượng nguồn sông Sài Gòn? Theo tìm hiểu của chúng tôi, đã xảy ra tình trạng nhiều người làm nghề khai thác cát trên đoạn sông này phải tán gia bại sản, có người từ chủ ghe trở thành người làm thuê cho DNTN Minh Hưng, thậm chí có người còn phải... ngồi tù.
Năm 2000, người dân phát hiện cát trên dòng sông này từ thượng nguồn Campuchia đổ xuống nên nhiều người sắm phương tiện để khai thác. Tuy nhiên, không được bao lâu thì chính quyền địa phương không cho khai thác nữa. Sau đó, bỗng xuất hiện hai đoàn tàu khai thác cát rầm rộ, một của DNTN Minh Hưng, một của Công ty Vật liệu xây dựng Bình Dương (do UBND tỉnh Sông Bé trước đây cấp giấy phép).
Cũng từ thời điểm này, nhiều tàu khai thác khác đã bị lực lượng chức năng bắt giữ. Thậm chí, lực lượng chức năng còn mượn hẳn phương tiện của DNTN Minh Hưng để rảo khắp tuyến sông này nhằm bắt những ghe hút cát trộm. Do đó, những ai không phải là người của DNTN Minh Hưng phải tự trang bị phương tiện và phải được đại diện doanh nghiệp này cho phép mới được vào “lãnh địa” khai thác, sau đó phải bán lại cho Minh Hưng. Còn Công ty Vật liệu xây dựng Bình Dương do khai thác cát làm sạt lở sông nên tỉnh Tây Ninh đã đề nghị khởi tố.
Đau hơn là trường hợp ông P.V.B (ngụ xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng). Từ trước năm 2000, ông B. có xin UBND xã cho khai thác cát nhỏ lẻ. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện đoàn tàu của DNTN Minh Hưng đến khai thác thì ông B. bị xã yêu cầu ngưng. Sau đó, ông P.V.B bị Công an tỉnh Tây Ninh ập vào kiểm tra đống cát trước nhà và quy kết ông khai thác cát lậu với khối lượng trên 14.000 m³.
Ông B. bị khởi tố, bắt giam và bị TAND tỉnh Tây Ninh tuyên phạt 2 năm tù, đóng phạt 380 triệu đồng và tịch thu 2 chiếc kobe. Quá uất ức, ông làm đơn khiếu nại xin kiểm định khối lượng đống cát, rồi kháng cáo đến TAND TPHCM thì được tuyên không phạm tội và trả tự do. Theo ông B., nguyên nhân ông bị oan là do dám cạnh tranh với “ông lớn”.
Bờ thượng nguồn sông Sài Gòn ngày càng sạt lở, nếu tình trạng khai thác cát một cách tận thu như hiện nay vẫn tiếp tục diễn ra thì không bao lâu nó sẽ... tan hoang.
“Chưa thấy sai” !
- Chưa, có kiểm tra nhưng chưa thấy sai.
- Việc sạt lở trước đây đã được dân thỏa thuận rồi.
- Có đánh giá tác động lúc đầu chứ! Sở cũng kiểm tra trữ lượng dưới lòng sông thì thấy cũng phù hợp. Mặc dù có năm cũng vượt chút ít.
- Mình kiểm được chứ vì khi mỗi tàu muốn ra khỏi khu vực đó đều có làm nghĩa vụ với địa phương và phải nộp thuế thông qua sổ sách.
- Đúng là có mượn tàu của Minh Hưng vì không có phương tiện. Việc này có thể làm người dân hiểu lầm.
- Có khi thời tiết thuận lợi thì Minh Hưng khai thác nhiều, còn những lúc trời mưa hay cát ít đâu có khai thác được nên bù qua chế lại, có năm chưa đủ, còn có năm thì dư chút ít thôi. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra đột xuất, nếu Minh Hưng đã khai thác đủ sản lượng thì chúng tôi kiến nghị thu hồi giấy phép, còn nếu chưa đủ thì thôi. |
Bình luận (0)