xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải đối xử công bằng

Minh Huy

Phải chứng minh cho công nhân thấy họ được trân trọng, quan tâm chứ không đơn thuần bị xem là những cỗ máy lao động

Tôi may mắn trong suốt 8 năm làm việc đều giữ chức vụ quản lý sản xuất tại các doanh nghiệp (DN) lớn về quy mô và số lượng công nhân (CN), lớn về doanh thu tại VN. Trong suốt thời gian đó, tôi phải đối mặt với rất nhiều tình huống và ít nhiều hiểu được tâm lý của các tầng lớp lao động trong DN. Xin chia sẻ những điều mắt thấy tai nghe với mong muốn góp một phần nhỏ trong vấn đề giải bài toán lao động.


Nhận thức “lệch pha”


Trong suy nghĩ của những ông chủ, bà chủ DN, mục đích tối thượng của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Để tối đa hóa lợi nhuận, họ sẵn sàng cắt giảm lương thưởng, khẩu phần ăn, bồi dưỡng độc hại, trang bị an toàn lao động, BHYT, BHXH bên cạnh việc trả lương thấp cho người lao động (NLĐ).

Đối với họ, CN là một tầng lớp nghèo và kém hiểu biết nên mức lương một vài triệu đồng mỗi tháng đã là thu nhập trong mơ. Họ tự cho rằng, đối với những NLĐ nghèo, họ là những người ban ơn vì đã tạo ra công ăn, việc làm cho NLĐ.

Trước đây không lâu, rất nhiều chủ DN tự hào cho rằng họ không bao giờ sợ thiếu lao động bởi thực tế, rất nhiều người tốt nghiệp đại học, cao học còn tìm không được việc làm thì lực lượng lao động phổ thông, không có tay nghề tìm đâu mà chẳng có.


img
Công nhân Công ty Cổ phần Hoàng Hạc (KCN Tân Bình - TPHCM) được chăm lo bữa ăn chu đáo. Ảnh: NAM DƯƠNG


Ngược lại, đối với những NLĐ nghèo, họ thường có suy nghĩ mình là phận làm thuê, thôi thì cứ cố gắng làm, được lúc nào hay lúc ấy. Bên cạnh đó, do trình độ học vấn, nhận thức hạn chế nên tuy đã vào làm việc trong các nhà máy, công xưởng nhưng họ vẫn giữ tác phong nông dân: Vui thì làm, buồn thì chơi hoặc ghé bệnh viện “xin” một phiếu nghỉ ốm hưởng BHXH. Họ hay có câu nói cửa miệng: “Lương công ty X, Y, Z cao hơn mình...”. Lương thấp, điều kiện làm việc tệ, ăn uống kham khổ, môi trường làm việc căng thẳng, vậy có điều gì cho mình gắn bó với công ty?


Hậu quả là nguồn nhân lực luôn bất ổn, vì ra vào liên tục. Điều đó làm cho kế hoạch sản xuất bị phá vỡ, khách hàng bỏ đi. Khi ấy, DN lại không thể nào tuyển dụng đủ lượng lao động cho nhu cầu của mình bởi đã mang “tai tiếng” chính sách lao động không tốt nên NLĐ  không muốn đầu quân.


Thử tìm lời giải


Chủ DN phải xem lại mình trước khi than phiền NLĐ không gắn bó với công ty. Là người quản lý nhiều năm và luôn lấy chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp làm trọng, tôi thấy các chủ DN có một số việc phải làm. 


CN là người trực tiếp làm ra sản phẩm và nuôi sống toàn bộ bộ máy công ty nên họ phải được trân trọng như mọi NLĐ quản lý cấp cao khác. Không thể vì họ ít học hơn mà bị đối xử tệ hơn. DN hoạt động lúc lời, lúc lỗ là chuyện bình thường và muốn CN chia sẻ không phải là điều quá khó. Vấn đề là phải chứng minh cho CN thấy họ được trân trọng, quan tâm; được trả lương, thưởng xứng đáng chứ không đơn thuần bị xem là những cỗ máy lao động.


Tại một trong những công ty tôi đã làm việc, khi đề xuất khen thưởng trong một buổi lễ tổng kết thì CN là những người đầu tiên được nêu tên và lĩnh thưởng. Khi làm điều này, chủ DN muốn nêu bật vai trò quan trọng của CN, đồng thời cũng nêu bật ý nghĩa, họ được đối xử công bằng với những người có bằng cấp cao trong công ty. Một lời khen, một cái bắt tay đối với những nhân viên giỏi cũng tạo sự hưng phấn cho họ và luôn tốt hơn là cứ tìm cái sai sót nhỏ của họ để chê trách, cắt thưởng, hạ lương.


Một kinh nghiệm khác là trước khi quyết định điều gì liên quan đến ai đó, hãy đặt mình vào vị trí người ấy để suy xét. Tôi nhớ, ở một công ty tôi đã từng làm việc, có một câu khẩu hiệu được chủ DN dán công khai nhiều nơi trong công ty với nội dung: “Nếu một người không nỗ lực thì họ sẽ làm CN mãi mãi”. Thoạt trông cứ tưởng đó là một lời kêu gọi, động viên nhưng thật ra đó lại là một sự xúc phạm ghê gớm vì đã vô hình trung  đánh giá, làm CN là thấp kém. Điều này đã gây tác dụng tiêu cực trong nhận thức của anh, chị em CN.

Mời tham gia diễn đàn

Tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với nền kinh tế đã được khẳng định trong thực tiễn hoạt động của DN. Nhân lực tốt là tiền đề để phát triển DN một cách bền vững.


Để góp phần cùng TP giải quyết vấn đề này, Báo Người Lao Động mở diễn đàn “Giải bài toán lao động cho TPHCM” với mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp chân tình, thẳng thắn, xây dựng của các chuyên gia, các nhà quản lý Nhà nước và quản lý DN, các bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.


Bài viết tham gia diễn đàn, vui lòng gửi về Báo Người Lao Động, số 14 Cách Mạng Tháng Tám, quận 1 - TPHCM, hoặc email: lethuy@nld.com.vn.

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo