Nhờ vitamin E cao nên sầu riêng còn được xem như là một thực phẩm có tác dụng gây hưng phấn tình dục và kích dục. Đó cũng là lý do có những nơi xem quả sầu riêng là biểu tượng của tình yêu.
Trái sầu riêng có những nét đẹp riêng nên
Ở nước ta, trái sầu riêng được dùng rất phổ biến. Kinh nghiệm dân gian còn dùng cơm quả sầu riêng để trị giun sán, sắc lá và rễ lấy nước để giải nhiệt, hạ sốt, chữa vàng da; đốt vỏ quả lấy tro cho sản phụ uống để làm sạch máu dơ trong người v.v... Y học truyền thống Trung Quốc cũng dùng sầu riêng để trị chứng đổ nhiều mồ hôi, bằng cách đổ nước vào vỏ quả rỗng sau khi ăn rồi lấy nước uống, một cách khác nữa là ăn chung sầu riêng và măng cụt để tăng tác dụng thanh nhiệt làm mát cơ thể.
Nhưng nói gì thì nói, dù ngon thật là ngon nhưng sầu riêng vẫn là thứ trái có nhiều đường nên nếu ăn nhiều sẽ sinh nhiệt, nóng trong người gây nổi mụn, tiểu vàng; người bệnh có lượng đường trong máu cao lại càng không nên dùng. Những người tì vị yếu ăn nhiều trái sầu riêng sẽ dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt phụ nữ có thai hoặc những người có huyết áp cao thì không nên dùng.
Một điều nữa mà các nhà khoa học cũng cảnh báo là không nên ăn sầu riêng cùng lúc với các thức uống như cà phê hoặc bia rượu (kết quả này được công bố vào thế kỷ 18, bởi nhà khoa học Rumphius, cho thấy trong điều kiện này sẽ xuất hiện những rối loạn tiêu hóa và hơi thở xấu).
Năm 1929, J. D. Gimlette cảnh báo không được dùng sầu riêng khi uống rượu brandy. Năm 1981, J. R. Croft cũng trình bày trong một tài liệu thực vật học rằng sầu riêng làm cho con người ta có một cảm giác như “sắp chết” nếu ăn sầu riêng xong rồi sau đó không lâu lại uống một loại chất có cồn.
Theo báo cáo của Trường ĐH Tsukuba (Nhật Bản), sở dĩ có những cảnh báo như trên là vì trong trái sầu riêng có chứa một lượng lớn dầu có sulfur gây ức chế hoạt động của men aldehyd dehydrogenase, dẫn đến 70% chất ôxy hóa trong tế bào không được chuyển hóa và từ đó gây độc cho cơ thể.
Bình luận (0)