xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đường sắt cao tốc là gánh nặng quá sức

Nhóm phóng viên

Các đại biểu Quốc hội cho rằng không thể biến ước mơ thành hiện thực khi nguồn lực chưa đủ

“Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội-TPHCM đã vạch ra tương lai quá lãng mạn. Một người có thể ăn sáng ở Vinh hoặc Đà Nẵng, lên tàu đi làm ở Hà Nội, tối lại về ăn cơm với vợ con ở Vinh. Được như vậy thì nước ta có khác gì các nước tiên tiến bậc nhất thế giới”. Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) “khai hỏa” phiên thảo luận tổ chiều 21-5.

img

ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội): Phải hết sức cân nhắc về tính hiệu quả và kinh tế của dự án này. Ảnh: TTXVN


Rằng hay thì thật là hay...


Ngay sau khi đưa ra viễn cảnh này, ĐB Thuyết nói: “Rằng hay thì thật là hay, nghe rồi mới thấy rất gay về tiền”. Ông đặt vấn đề: “Hiện ngân sách năm nào cũng bội chi, lại vừa thông qua dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với tổng vốn đầu tư lên tới 36 tỉ USD, nay định đầu tư tới 56 tỉ USD cho dự án này thì không biết lấy đâu ra tiền”.

Cùng quan điểm, ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cho rằng cơ cấu vốn cho dự án rất đáng ngại. Bà phân tích: “Vốn ODA có thể huy động được nhưng vay  thì phải trả. Dự án sử dụng vốn ODA và công nghệ của Nhật nên cần hết sức cân nhắc về tính hiệu quả và kinh tế...”.

ĐB Hường cũng lưu ý hiện chỉ có 11 nước trên thế giới có đường sắt cao tốc. Thu nhập tính theo đầu người của VN còn thấp (hơn 1.000 USD/người/năm) nên nguồn lực và mong muốn có khoảng cách nhất định, không thể biến ước mơ thành hiện thực khi nguồn lực chưa đủ.

“Tôi băn khoăn khi bấm nút dự án này”- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Nguyễn Hoàng Anh (Hải Phòng) thẳng thắn nêu quan điểm. Theo vị ĐB này, nếu đường sắt chỉ để vận tải hành khách như dự án đề xuất thì rất lãng phí mà phải tính đến vận chuyển hàng hóa.

“Đường làm ra rồi thì ai đi?”- ĐB Nguyễn Minh Thuyết đặt câu hỏi khi thấy báo cáo Chính phủ trình khi hoàn thành tuyến đường sẽ vận chuyển 190 triệu lượt hành khách/năm.
 
Ông Thuyết nêu: “Số dân nước ta hiện khoảng trên 85 triệu người và có thể tăng hơn 90 triệu người khi dự án hoàn thành, tức là mỗi người trung bình một năm phải có hai lượt đi tàu cao tốc xuyên Việt. Trong khi đó, giá vé rẻ nhất cũng phải bằng một nửa giá vé máy bay và cao nhất bằng vé máy bay thì đặt ra mục tiêu lượng hành khách như vậy có phù hợp không?”.

Cũng với sự băn khoăn, ĐB Đặng Văn Khanh (Hà Nội) cho rằng thời gian thu hồi vốn mất 45 năm là một gánh nặng quá sức chịu đựng đối với nền kinh tế.

Lo về sự an toàn


“Nhà tôi ở trong đoạn đường sắt Thái Nguyên-Núi Hồng, tàu chạy với tốc độ 30-40 km/giờ nhưng tôi đã chứng kiến nhiều vụ tai nạn đường sắt khủng khiếp. Với tốc độ lên tới 300 km/giờ và văn hóa giao thông như chúng ta hiện nay thì không biết điều gì sẽ xảy ra”- ĐB Phan Văn Tường (Thái Nguyên) lo ngại về sự an toàn của đường sắt cao tốc.

Theo ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên), hiện đường sắt cao tốc thế giới mới xây dựng ở vùng ôn đới, khí hậu không quá khắc nghiệt. “Với điều kiện nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, gió mạnh thì chạy tàu 300 km/giờ có an toàn?”- bà Nga đặt vấn đề.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của QH Lê Quang Bình (Thanh Hóa) cũng bày tỏ lo lắng về an toàn của tuyến đường này.

Theo ông Bình, ở những nơi tuyến đường chạy qua, phải có hệ thống bảo đảm an toàn cho đoàn tàu chạy với tốc độ 300 km/giờ. “Chỉ một hành vi thiếu ý thức, nghịch ngợm của trẻ nhỏ là tai họa thảm khốc có thể xảy ra”- ông Bình cảnh báo.

Không bỏ lãi suất cơ bản

Sáng 21-5, QH nghe trình bày của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Hà Văn Hiền về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước VN (sửa đổi). Trong phiên thảo luận ở hội trường, giữ hay bỏ lãi suất cơ bản (LSCB) tiếp tục là chủ đề chính.

Phần lớn các ĐBQH đồng ý với tờ trình của Uy ban Thường vụ QH về việc giữ nguyên LSCB vì LSCB là công cụ cần thiết để điều chỉnh mặt bằng lãi suất, ổn định thị trường tiền tệ và là cơ sở để xử lý các trường hợp cho vay lãi nặng theo Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, một số đại biểu lại cho rằng cần bỏ LSCB để đạt được tính thị trường.
 
Theo ĐB Nguyễn Đăng Trừng (TPHCM), thị trường vừa qua không phải được điều tiết bằng LSCB mà bằng công cụ khác. Muốn hình thành nền kinh tế thị trường, các tổ chức tín dụng cũng phải theo quy tắc thị trường, tức là thực hiện lãi suất thỏa thuận.


Dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước VN sửa đổi sẽ được trình QH thông qua tại kỳ họp sau. Những nội dung quan trọng chưa thống nhất sẽ gửi phiếu lấy ý kiến các ĐBQH.

T.Hà

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo