xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không còn nhận ra Đà Lạt !

Tường Nguyên thực hiện

Đó là nhận xét, cũng là nỗi lo lắng của PGS-TS Nguyễn Mộng Sinh, Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng, qua loạt bài “Đà Lạt đang biến dạng” trên Báo NLĐ

. Phóng viên: Là  người làm công tác khoa học, ông đánh giá thế nào  về TP Đà Lạt hiện nay?      

 
img
- PGS-TS Nguyễn Mộng Sinh:
Những năm gần đây, khi hàng loạt dự án xây dựng được phê duyệt ồ ạt để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng thì Đà Lạt dường như không còn bản sắc riêng của mình. Một điều chúng ta nên nhớ khi người Pháp quy hoạch, họ đã nghĩ đến một TP trong rừng, bởi đó là nơi các ngôi nhà, biệt thự, đường... đều nằm dưới tán rừng, khí hậu ôn hòa và dễ chịu với những buổi trưa có sương mù...
 
Tất cả điều đó có được là nhờ vào những cánh rừng thông nguyên sinh bạt ngàn. Do đó, không chỉ tôi hay người dân Đà Lạt, mà những người yêu vẻ đẹp của TP này đều có chung ước nguyện, dù có phát triển đến đâu thì điều quan trọng nhất là phải làm sao để giữ gìn những cánh rừng quý giá mà phải mất hàng trăm năm mới có được.
 
. Vậy theo ông, liệu với tốc độ phát triển các khu du lịch ở khu vực hồ Tuyền Lâm như hiện nay có ổn?  
 
- Tôi có tham gia các hội đồng phản biện một số dự án khu vực hồ Tuyền Lâm. tôi xin nói thẳng là rất lo ngại trước tốc độ phát triển và cách thực hiện các dự án ở đây. Khu hồ Tuyền Lâm ngoài việc là một cảnh quan thiên nhiên du lịch đẹp, nó còn là nơi dự trữ nguồn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt của người dân.
 
Để bảo vệ nguồn nước, một yếu tố không kém phần quan trọng là bảo vệ những cánh rừng xung quanh khu vực lòng hồ. Một số dự án ở đây đã triển khai trước khi có những đánh giá tác động môi trường, thậm chí một số dự án đưa ra những số liệu về tác động đến môi trường không đủ độ tin cậy, thuyết phục... Rõ ràng chúng ta đang “nhắm mắt” làm, bất chấp việc phát triển sau này sẽ phá vỡ cảnh quan, thậm chí gây ô nhiễm môi trường cho khu vực.
 
. Ông có thể cho biết những nguy hại mà các dự án du lịch gây ra?          
 
- Khi ta chặt cây thông, bê tông hóa đồi núi quá nhiều sẽ làm thay đổi độ ẩm của đất, tốc độ bốc hơi của nước, tốc độ dòng chảy khi có mưa, hệ thống nước ngầm... dẫn đến khí hậu của khu vực có những thay đổi. Bài học này có thể nhận thấy ở TPHCM, do bê tông hóa, lấn chiếm hồ chứa, thiếu thảm cây xanh... dẫn đến hệ quả là cứ mưa là ngập. TP Đà Lạt, nếu phát triển mà không tính đến những điều này, chắc chắn trong thời gian không xa cũng sẽ phải trả giá do sự tác động quá mạnh vào môi trường theo hướng không bền vững.
 
 
img
Những cây thông lâu năm bị chặt hạ không thương tiếc để làm du lịch. Ảnh: HOÀNG TƯỜNG


. Nhận định của ông về khu vực hồ Tuyền Lâm?   
 
- Có người ví von hồ Tuyền Lâm như là một cô gái đẹp, hiện đã bị... tạt axít nên không thể nhận ra. Tôi cảm thấy dị ứng trước những biệt thự xây dựng sát khu vực lòng hồ. Nhiều dự án hiện làm rất ì ạch và chưa khai thác hết tiềm năng. Có dự án chỉ mới được duyệt chủ trương đầu tư là hàng loạt rừng thông đã bị “trảm” để lấy mặt bằng... phơi nắng vì không được tiếp tục triển khai. 
 
. Mới đây, Thủ tướng có chỉ đạo tỉnh phải giữ mật độ che phủ của rừng tại tỉnh Lâm Đồng phải đạt 62%. ông nghĩ sao về vấn đề này?
 
- Theo tôi, đây là một chỉ đạo đúng đắn, bởi việc giữ rừng ở TP Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung, không chỉ là giữ cho người dân TP này mà cái chính là giữ cho hàng chục triệu hộ dân, trong đó có người dân sống ở dọc lưu vực sông Đồng Nai. Một khi vốn rừng mất đi, ô nhiễm môi trường tại đầu nguồn tăng... chắc chắn nguồn nước cũng suy giảm và gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Điều tôi băn khoăn là chất lượng mật độ che phủ của rừng chứ không phải số liệu báo cáo trên giấy của các xã, phường. Bởi nhiều doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác và bảo vệ rừng, sẵn sàng chặt những cây thông hàng chục, hàng trăm năm tuổi và thay thế vào là những cây thông mới trồng. Tôi đã từng đề nghị tỉnh phải cho chụp ảnh vệ tinh, đồng thời kiểm tra, rà soát để qua đó xác định lại thực sự chất lượng rừng còn bao nhiêu, chứ không thể bảo vệ rừng theo kiểu... trên bàn giấy.

Làm rõ, báo cáo sự việc

Ông Nông Quốc Thành, Trưởng Phòng Quản lý di tích – Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa – Thông tin và Du lịch), cho biết sau khi nắm bắt được thông tin về hồ Tuyền Lâm (TP Đà Lạt) bị xâm hại được phản ánh trên Báo Người Lao Động, Cục Di sản Văn hóa đã có công văn đề nghị Sở Văn hóa – Thông tin và Du lịch tỉnh Lâm Đồng phải khẩn trương làm rõ và báo cáo sự việc. 

 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hứa Đức Nhị cũng cho biết giao Cục Kiểm lâm kiểm tra làm rõ những gì báo chí nêu.
T.Dũng

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo