xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngổn ngang trường lớp

Bài và ảnh: GIANG THANH

Ngày khai giảng năm học mới đã cận kề nhưng ở ĐBSCL, nhiều nơi trường lớp vẫn đang trong cảnh thông âm, ẩm thấp và ngổn ngang vật liệu xây dựng

Năm học mới 2010-2011, tỉnh Sóc Trăng có thêm Trường THCS và THPT Thạnh Tân thành lập trên cơ sở ghép Trường THCS Thạnh Tân và phân hiệu Trường THPT Trần Văn Bảy, đặt tại xã Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị.

 
Do trường xây dựng chưa xong nên gần cả tháng qua, học sinh khối 12 phải học trong 2 dãy phòng bằng khung thép, vách tôn thông âm với nhau. Những ngày trời mưa, nước rơi trên mái tôn tạo ra “liên khúc mưa” ầm ầm nên thầy giảng bài rát cả cổ mà học sinh vẫn nghe không rõ tiếng.
 
Khi trời nắng, trong phòng học như lò bánh mì, giáo viên lớp bên này giảng bài thì học sinh lớp cạnh bên cũng phải ráng nghe. Những bài giảng đan xen của lớp này với lớp kia gây khó khăn cho công tác dạy và học.
 
img
Phòng học thông âm ở Trường THCS và THPT Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng
 
Phập phồng lo trường sập
 
Cô Trần Ngọc Loan, Phó hiệu trưởng Trường THCS và THPT Thạnh Tân, cho biết năm học mới này toàn trường có 28 lớp với 984 học sinh. Do cơ sở vật chất quá khó khăn nên nơi làm việc của ban giám hiệu và giáo viên toàn trường được dồn vào duy nhất phòng đầu tiên của dãy phòng học đang xuống cấp, nằm ngay sau cổng chính của Trường THCS Thạnh Tân cũ. Hôm nào tổ chức họp chuyên môn với toàn thể giáo viên thì phải mượn phòng học để họp.
 
Tại Trường Tiểu học Lịch Hội Thượng B ở thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề cũng có nhiều phòng học xuống cấp nên ngành giáo dục địa phương đang lo sợ sập trường.
 
Ông Phạm Huy Quang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lịch Hội Thượng B, cho biết nhà trường vừa khẩn trương cho chặt hạ hai cây bàng to trước sân trường để dựng lên 6 phòng tiền chế cho các em học tạm vài tháng rồi... tính tiếp.
 
Dù lo trường sập nhưng vì cơ sở vật chất quá khó khăn nên phòng làm việc của ban giám hiệu và giáo viên vẫn tiếp tục duy trì ở một phòng nhỏ trong dãy phòng xuống cấp. Cuối dãy phòng này là thư viện chật hẹp với ngổn ngang sách giáo khoa, kèn trống đội bị bụi bám đầy.
 
Với không gian chật hẹp, thiếu ánh sáng và xuống cấp như thế này thì chẳng có học sinh nào dám vào thư viện để đọc sách, đó là chưa kể đến chuyện thiếu bàn, ghế dù là theo tiêu chuẩn thấp nhất của một thư viện trường học.
 
img

Thư viện Trường Tiểu học Lịch Hội Thượng B, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng

 
Trường điểm cũng xập xệ
 
Trở lại Trường THCS Phước Long thuộc xã Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, sau nhiều năm thầy và trò nơi đây tách riêng để nhường chỗ cho Trường THPT Trần Văn Bảy, chúng tôi vẫn thấy nơi đây đúng là một “ngôi trường đau khổ”.
 
Một bên là dãy phòng học xuống cấp nứt xé tường, một bên là dãy phòng tiền chế quay mặt ra sân trường đầy cát đá, sắt thép của một công trình xây dựng gần đó. Thương cho học sinh ở đây vừa nhảy dây, đá cầu vừa phải né các vỉ sắt nhọn tua tủa.
 
Trường THCS Phước Long là một trong những trường điểm của huyện Phước Long, bởi năm nào thầy và trò cũng dẫn đầu phong trào thi đua dạy tốt học tốt, vậy nhưng cơ sở vật chất của trường thì lại quá xập xệ.
 
Thầy Đinh Ngọc Thuần, Hiệu trưởng Trường THCS Phước Long, cho biết trước đây cơ ngơi của trường khá khang trang với 8 phòng trên lầu và 5 phòng trệt được xây dựng kiên cố. Nhưng từ khi Trường THPT Trần Văn Bảy được thành lập thì khối THCS được tách ra nên mới gặp khó khăn như đã nêu.
 
Theo kế hoạch, sau khi dự án xây dựng Trường THPT Trần Văn Bảy hoàn thành, thầy trò Trường THCS Phước Long sẽ được trả trường nhưng chờ đợi mãi từ năm 2001 đến nay mà dự án vẫn chưa hoàn thành. Chính vì thiếu cơ sở vật chất nên những ngày qua, học sinh các lớp 7, 8, 9 phải sang Trường THPT Trần Văn Bảy “mượn” lại phòng để học.
 
Nhiều người rất bức xúc khi thấy ban giám hiệu và 50 giáo viên Trường THCS Phước Long phải làm việc chung trong một phòng chật chội chừng 30 m2. Một giáo viên cho biết những phòng tiền chế bị thông âm đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác dạy và học của thầy trò nơi đây. Hôm nào có tiết dạy nhạc thì khốn khổ trăm bề, bởi một lớp học nhưng cả dãy đều nghe.
 

Hết học ở nghĩa trang, chuyển sang căng-tin

 
 Tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, nhiều phụ huynh không quên được chuyện con em phải bi bô học trong nghĩa trang. Đó là chuyện của năm học trước ở Trường Mẫu giáo Định An, xã Định An, huyện Gò Quao.
 
Khi đó, do không có cơ sở vật chất, nhà trường phải chạy vạy khắp nơi tìm chỗ để mở lớp. Mượn đâu cũng không được, cuối cùng chỉ có nhà quản trang ở nghĩa trang Định An chấp thuận cho mượn một căn phòng khoảng 6 năm. Thế nhưng khi lớp học chỉ mới dạy được một năm thì đã bị yêu cầu dời đi chỗ khác.
 
Một cán bộ ban quản lý nghĩa trang cho biết thấy cảnh trường khó khăn nên muốn cho mượn tạm căn phòng để dạy song các em nghịch phá, la hét gây ồn ào nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sĩ nên nhiều người viếng nghĩa trang đã phản đối. Vậy là chỉ được một năm, lớp mẫu giáo tại nghĩa trang phải di dời đi nơi khác.
 
 “Dẫu biết cho trẻ học ở nghĩa trang là không phù hợp nhưng điều kiện quá khó khăn nên nhà trường đã phải nhắm mắt... mở lớp. Giờ bị nghĩa trang lấy lại, chúng tôi phải mượn tạm một phòng tại điểm phụ của Trường Tiểu học Định An 1. Căn phòng này vốn là căng-tin cũ của trường, chúng tôi trưng dụng, sửa sang lại để dạy”- một giáo viên cho biết.

Q.Dũng

Kỳ tới: Thiếu thiết bị, phải dạy chay

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo