xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Con tê giác ở rừng Nam Cát Tiên chết do bị bắn?

Theo ĐỨC TUYÊN (Tuổi Trẻ)

Ngày 9-9, Qũy quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) Công an tỉnh Lâm Đồng, Ban Giám đốc vườn Quốc gia Cát Tiên đã thảo luận sâu về mặt chuyên môn cũng như phân tích hiện trường để tìm ra nguyên nhân cái chết của con tê giác trong vườn Quốc gia Cát Tiên (phát hiện vào 30-4).

Chuyên gia về bệnh thú y và động vật lớn - ông John E. Cooper - đến từ Đại học Cambridge cho biết qua nghiên cứu nhóm chưa khẳng định được đây là tê giác đực hay cái.
 
Khi kiểm tra răng và xương, nhóm nghiên cứu có thể kết luận bước đầu đây là con tê giác đã trưởng thành, khoảng 20 năm tuổi.
 
 Bộ xương tê giác thu thập được còn khá khá đầy đủ. Hầu hết những xương của tê giác tìm được đều bình thường nhưng cũng có những cái bất thường.
 
img
“Sừng tê giác đã bị cắt sau khi con tê giác bị chết khá lâu”, chuyên gia John nói - Ảnh Đức Tuyên

Chuyên gia John cầm khúc xương đùi chân trái con tê giác lên và nói: Ngay tại khớp xương chân trái của con tê giác cũng cho thấy dấu hiệu bị viêm. Cái khớp xương của chân trái cũng có vài đường rạn nứt vì bị một lực khá mạnh tác động vào. Tại sao lại có sự bất thường như vậy?
 
“Chúng ta có thể thấy tại cái xương đùi này có một vết đạn cắm vào. Lực của viên đạn khá mạnh. Chắc chắn con tê giác đã bị bắn vào chân nhưng chúng tôi không chắc con tê giác này bị chết ngay lập tức khi bị bắn. Dấu hiệu các dấu xương bị rạn nứt và có một vài nhánh xương mọc lên như chúng ta thấy đây có thể kết luận con tê giác đã bị bắn trước khi chết khá lâu. Con tê giác chết có thể do vết đạn bắn làm nó bị thương và nhiễm trùng rồi chết từ từ hoặc vì những nguyên nhân khác nữa. Muốn biết chính xác nguyên nhân cái chết của tê giác chúng tôi nghĩ cần phải nghiên cứu sâu hơn”, chuyên gia John nói.
 
Với cái nhìn của một chuyên gia và cũng là nhân viên cảnh sát bảo vệ động vật hoang dã tại Mỹ, ông Ed Newcomer, cho biết mình có nhiều kinh nghiệm về việc điều tra tình trạng động vật bị chết.
 
Ed đã ra tận hiện trường con tê giác bị chết tại vườn Quốc gia Cát Tiên. Ed cũng đã xem xét rất kỹ những bức ảnh mà các cán bộ kiểm lâu chụp trước đó tại hiện trường và nghiên cứu bộ xương tê giác thu thập được.
 
img
Chuyên gia Ed đang xem xet viên đạn tìm thấy trong xương đùi con tê giác - Ảnh Đức Tuyên
 
“Tôi cho rằng con tê giác này bị bắn trước đó năm hoặc sáu tháng rồi sau đó mới chết. Điều này cho thấy có sự hiện diện của những người săn bắn ở trrong vườn Quốc gia Cát Tiên. Có thể con tê giác bị một người bắn rồi sau đó người khác tới lấy sừng. Vì người thợ săn khó có thể theo dõi sát con tê giác suốt cả năm hoặc sáu tháng trời”, Ed đưa ra nhận định.
 
Ed quay qua Thượng tá Phạm Văn Độ, Phó phòng Kỹ thuật Hình sự Công an tỉnh Lâm Đồng hỏi: “Các anh có đem theo viên đạn tìm thấy trong chân trái con tê giác không?”.
 
Thượng tá Độ đưa viên đạn ra và cho biết, đây là loại đạn dùng cho súng CKC hoặc AK47. “Đây là loại súng thường dùng trong lực lượng vũ trang và kiểm lâm. Và cũng có thể đây là súng còn thất lạc trong rừng từ hồi chiến tranh, do người dân nào đó nhặt được và sử dụng”.
 
Chuyên gia Ed sau khi xem xét cũng đồng tình rằng đây chính là viên đạn đã gây ra vết thương cho con tê giác. Chuyên gia John cũng nhận định thêm: “Chúng tôi không tìm thấy vết máu nơi sừng con tê giác bị cắt nên có thể khẳng định lúc bị cắt sừng con tê giác đã bị chết khá lâu, thịt phân hủy hết rồi”.
 
"Con tê giác này mới 20 tuổi nên có thể khẳng định bố mẹ của nó vẫn còn sống trong vườn Quốc gia Cát Tiên không?", chúng tôi hỏi.
 
John cho rằng phải có nghiên cứu thêm mới khẳng định được tuổi chính xác của con tê giác và cũng chưa khẳng định được có hay không còn tê giác tại vườn Quốc gia Cát Tiên. “Chúng tôi cũng hy vọng rằng đây không phải là cá thể tê giác cuối cùng tại vườn Quốc gia Cát Tiên”, John nói.
 
Sarah Brook, nhân viên WWF tại Việt Nam, người đã có thời gian nghiên cứu lâu năm về tê giác tại vườn Quốc gia Cát Tiên chia sẻ: “Tê giác chết là một tin rất đáng buồn. Việc phát hiện có viên đạn bắn vào chân con tê giác đã nhắc nhở cho chúng ta rằng việc bảo vệ động vật hoang dã cần phải nghiêm ngặt hơn, để Việt Nam không còn bị mất thêm những động vật qúy hiếm nữa…”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo