xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bát nháo văn nghệ hải ngoại: Ngày tàn?

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Ngay các chương trình ca nhạc của Trung tâm Asia, Thúy Nga, Vân Sơn còn chăng chỉ là thương hiệu nên còn được khán giả kiều bào chú ý

Một thực tế đáng nói đối với đời sống văn nghệ tại hải ngoại là các chương trình diễn ra gần đây không có gì mới mẻ. Tôi được xem hai chương trình: Tình người viễn xứ và Ngày tròn tuổi lính tại Sài Gòn Performing Arts Center vào tối 27 và 28-8, do Trung tâm Blue Ocean Music tổ chức.
 
Vé in 19 giờ mở màn nhưng đến gần 21 giờ 30 phút, sân khấu mới mở đèn. Bầu sô cố gắng nấn ná để kéo thêm khán giả vì khán phòng vắng đến mức người soát vé bảo tôi muốn ngồi đâu thì ngồi. Gần đến giờ biểu diễn, khán giả nhận được vé mời (vé miễn phí) mới ùn ùn kéo vào.
 
img

Tiết mục sex hip hop trong chương trình Tình người viễn xứ càng làm cho chương trình thêm bát nháo

 
Đi vào ngõ cụt
 
Sự buồn tẻ của hai chương trình này đã nói lên sự cạn kiệt ý tưởng và đề tài khai thác trong những chương trình văn nghệ diễn ra tại hải ngoại.
 
Sau khi xem xong cảnh mở màn được dàn dựng hết sức vụng về, với một con thuyền có khoảng 10 thuyền nhân là những thanh niên trẻ, tóc nhuộm vàng, lần đầu ra sân khấu nên mắc cỡ, cứ cười cợt nhưng vẫn cố gào thét: “Xin cứu, xin cứu”, khiến khán giả phì cười.
 
Bạn Yến Oanh, định cư tại Mỹ hơn 10 năm, ngồi cạnh tôi đã nhận xét: “Đến hôm nay mà vẫn khơi lại chuyện cũ để kinh doanh thì đúng là hết cách làm ăn”.
 
Tham gia tiết mục này có ca sĩ Thanh Lan, Sơn Tuyền... Họ cố “rặn” ra những giọt nước mắt một cách vô cảm để tìm kiếm sự thương hại của người xem. Rồi xếp hàng sau đó là những tiết mục tấu hài nhảm nhí, ca nhạc với những ca khúc than khóc não nề.
 
MC chương trình nói nhăng, nói cuội, đem chuyện tầm phào lên sân khấu chọc cười khán giả. Người xem lần lượt nối nhau ra về, đến tiết mục cuối cùng chỉ còn lác đác vài khán giả.
 

Chưa bao giờ làng văn nghệ hải ngoại lại bát nháo như thời điểm hiện nay khi mà hàng loạt sô diễn bị hủy do không bán được vé; bầu sô làm ăn chụp giật, lừa đảo; chất lượng chương trình xuống cấp; nghệ sĩ đi hát trong nước mắt...

Chương trình có chủ đề Ngày tròn tuổi lính lại càng ảm đạm hơn. Các ca sĩ trẻ được xem là hạt giống của làng văn nghệ hải ngoại, như: Thái Quốc Nam, Thiệu Mỹ Anh, Anh Tuấn, Hiếu Dũng, Ái Vy, Đài Trang, Diệp Thanh Thanh, Trúc Quỳnh, Kevin Khoa... mặc đồng phục lính chế độ Sài Gòn hồ hởi hát những ca khúc lỗi thời, khiến khán giả ở Bolsa ngao ngán.
 
MC Công Thành phải liên tục ra sân khấu chọc cười khán giả, xin ghi hình những tràng pháo tay của người xem để sản xuất DVD.
 
Theo đánh giá của những nghệ sĩ tại hải ngoại, hai show diễn ghi hình trực tiếp này thất bại cả về mặt doanh thu lẫn chất lượng nghệ thuật.
 
Tương tự, các chương trình ca nhạc của Trung tâm Asia, Thúy Nga, Vân Sơn ngày càng mất sức hút khi bí đề tài, khai thác những bài hát cũ kỹ, đã đi vào quá khứ. Còn chăng chỉ là thương hiệu nên được khán giả kiều bào còn chú ý.
 
Một điều chua xót mà tôi biết được từ tâm sự của những nghệ sĩ tha hương, đó là chẳng đặng đừng phải tham gia biểu diễn khi lỡ ký hợp đồng độc quyền nên phải xuất hiện trong các sô diễn của ba trung tâm này, bởi nếu họ bứt ra là chấp nhận cảnh đời thất nghiệp vì trung tâm khác không mời, các hãng băng đĩa cũng không dám khai thác họ.
 
img
Tham gia chương trình Ngày tròn tuổi lính, ca sĩ Thanh Lan cố "rặn" ra những giọt nước mắt một cách vô cảm để tìm kiếm sự thương hại của người xem Ảnh: Thanh Hiệp
 
Nhếch nhác chuyện hậu trường
 
Xem các sô quay hình trực tiếp trên đất Mỹ mới thấy khán giả chỉ làm nền cho đêm diễn; quay phim, đạo diễn, biên đạo chửi nhau chí chóe trong hậu trường. Các tiết mục bị tăng mo (trễ thời gian) liên tục vì MC giới thiệu mà ca sĩ, nghệ sĩ chưa kịp thay đồ.
 
Chương trình của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 vừa được tổ  chức tại Bolsa chẳng những thất bại về mặt doanh thu mà còn thất bại cả về mặt nghệ thuật. Bầu sô lừa bịp ca sĩ, không trả tiền thù lao nên một số ca sĩ như: Mỹ Linh, Thanh Lam, Cẩm Vân, Khắc Triệu... không nhận lời biểu diễn vào giờ chót. Vào thời điểm này thì bầu sô trốn mất, ca sĩ Ánh Tuyết đã xung phong biểu diễn để giữ chân khán giả cùng với ca sĩ Elvis Phương, thế nhưng khán giả vẫn phàn nàn vì sự lúng túng về khâu tổ chức, dàn dựng trong một đêm nhạc tôn vinh nhạc sĩ tài hoa mà họ yêu mến qua những tình khúc bất hủ của ông.
 
Trước đó, giờ diễn mở màn trễ vì bầu sô không nộp đủ tiền thuê rạp, người bật ánh sáng đèn sân khấu nhất định không hợp tác. Thế là cả chương trình phải chờ bầu sô đi mượn tiền về trả thù lao, đến 21 giờ 45 phút, tiết mục đầu tiên mới ra mắt khán giả.
 
Live show của nghệ sĩ cải lương Khả Tú còn dị hợm hơn. Chưa bao giờ một chương trình có đến 61 tiết mục, kéo dài từ 14 giờ đến 24 giờ. Toàn bộ chương trình Khả Tú hát nhép, từ múa đến diễn cải lương Hồ Quảng, đánh võ, múa kiếm, hát nhạc dân ca, trữ tình, tiền chiến, hài kịch... Nghệ sĩ tranh nhau từng bộ trang phục, giành giờ biểu diễn, hậu trường rối như một nồi canh hẹ.
 
Phũ phàng hơn là toàn bộ nghệ sĩ tham gia chương trình đều bị quỵt tiền cát sê, chỉ mỗi NSƯT Lệ Thủy được trả 500 USD vì chị yêu cầu phải có tiền tạm ứng chị mới nhận lời biểu diễn.
 
Đáng buồn hơn là chỉ mới diễn đến tiết mục thứ 24, cảnh sát của thành phố Wesminster đã buộc chương trình phải đóng màn vì quá giờ quy định.
 
 Kỳ tới: Cám cảnh đi hát chùa
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo