Theo nhận định của TAND Tối cao, đặc điểm của các vụ lừa XKLĐ là số lượng các bị cáo không nhiều nhưng khá phức tạp vì có nhiều người bị hại, số tiền mà các bị cáo chiếm đoạt lớn và được phân chia ở nhiều khâu cho nhiều người... Điển hình là vụ án Nguyễn Thành Yên cùng các đồng phạm khác phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị TAND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra xét xử, có đến 100 người bị hại, với số tiền chiếm đoạt lên tới 9 tỉ đồng.
Cũng theo báo cáo của TAND Tối cao, sở dĩ các vụ án liên quan đến XKLĐ phức tạp là vì các cơ quan chức năng mới chú trọng khâu đầu vào (tuyển dụng và đào tạo) nhưng không có kế hoạch, hình thức kiểm tra, giám sát thực hiện hợp đồng lao động của các doanh nghiệp với người lao động VN ở nước ngoài. Đây là kẽ hở các doanh nghiệp sử dụng lao động lợi dụng để bóc lột sức lao động của người lao động. Bên cạnh đó, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các công ty môi giới XKLĐ chưa làm tốt.
Bình luận (0)