xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đặc quyền nhiều, nộp thuế ít

PHƯƠNG ANH

Không chỉ đến khi Vinashin sụp đổ, những bất cập của mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước mới bộc lộ. Trước đó, các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo nhiều về hiện tượng phình to quá mức của các tập đoàn này do được hưởng nhiều đặc quyền

Trong bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp (DN) nộp thuế lớn nhất VN trong 3 năm qua vừa được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá VN (Vietnam Report) công bố, nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã không có mặt.
 
Trong số này có những tên tuổi lớn như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN và tất nhiên là cả Vinashin vì lý do số thuế thu nhập DN thấp hơn 9.000 tỉ đồng hoặc nợ đọng thuế...
 
Đầu tư cao, đóng góp thấp
 
TS Nguyễn Quang A nhìn nhận: DN Nhà nước luôn đứng đầu về sở hữu nguồn lực nhưng lại đứng cuối cùng về đóng góp cho GDP, tạo công ăn việc làm, hiệu quả sử dụng vốn... Mức thuế thu nhập DN thu được của các DN này chỉ chiếm 7% tổng thu ngân sách Nhà nước.
 
Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tỉ trọng vốn đầu tư của DN Nhà nước giảm từ mức 59,14% xuống 43,3% trong giai đoạn 2000-2007 nhưng vẫn chiếm phần lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Vốn kinh doanh và tài sản cố định của DN Nhà nước cũng tăng nhanh và chiếm khoảng 50% trong tổng đầu tư xã hội.
 
 
img
Công nhân ngành điện tại một công trình điện dân sinh ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: THẾ DŨNG


Tuy nhiên, doanh thu của khu vực này chỉ chiếm 31,5% trong tổng doanh thu của DN trong năm 2007. Năm 2008, đóng góp vào thu nhập quốc dân của DN Nhà nước chỉ đạt 27%. Giá trị sản xuất công nghiệp cũng chỉ chiếm 20% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế.
 
TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước luôn chiếm tỉ lệ cao, khoảng 1/2 tổng đầu tư xã hội nhưng tỉ lệ đóng góp vào GDP chỉ ở mức 37%-39%; số việc làm được tạo ra bởi khu vực kinh tế này thậm chí chỉ chiếm 4,4% tổng số lao động.
 
Không hoàn thành nhiệm vụ
 
Như vậy, có thể nói các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước chưa thật sự đảm nhiệm được vai trò chủ đạo vì hoạt động kém hiệu quả hơn các khu vực khác, vẫn còn dựa dẫm, ỷ lại vào các chính sách ưu đãi của Nhà nước dưới nhiều hình thức. Bài học này rõ nhất từ hiện thực thiếu điện và dở dang của ngành công  nghiệp đóng tàu.
 
Theo TS Vũ Đình Ánh, Học viện Tài chính (Bộ Tài chính), tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước yêu cầu ngành điện phải đi trước một bước để phục vụ nhưng trong thực tế, điện không những không đi trước một bước mà còn đi sau. VN đang đứng trước nguy cơ mất an ninh năng lượng điện do cung không đủ cầu dẫn đến tình trạng thiếu điện, cắt điện ngày càng phổ biến, tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh cũng như đời sống nhân dân.
 
Các “ông lớn” như Tập đoàn Điện lực VN (EVN), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN (TKV) được giao trọng trách bảo đảm nguồn cung điện cho nền kinh tế song sản lượng điện phát ra lại chỉ tăng 6%-10%/năm (thậm chí năm 2006 còn giảm gần 6% so với năm trước) nên tỉ trọng của kinh tế Nhà nước trong tổng sản lượng điện phát ra đã giảm từ gần 97% năm 2004 xuống còn gần 71% năm 2009.
 
Trong khi khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chỉ bảo đảm một phần không đáng kể nguồn điện với 13 triệu KWh năm 2009 (con số này năm 2000 là 11 triệu KWh), chủ yếu do đầu tư nguồn điện đòi hỏi vốn lớn và chậm thu hồi vốn đầu tư nên không hấp dẫn khu vực kinh tế ngoài Nhà nước thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tích cực lấp vào khoảng trống này mặc dù có nhận định là do giá điện thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
 
Khu vực FDI có lợi thế về vốn và sẵn sàng chấp nhận thời gian thu hồi vốn dài do họ là những nhà đầu tư chuyên nghiệp với cam kết đầu tư lâu dài. Kết quả là sản lượng điện của khu vực FDI tăng tới 20%-30%/năm, thậm chí năm 2006 tăng gấp 4 lần so với năm 2005, năm 2009 gấp 8,4 lần so với 2005 và gấp gần 14 lần so với năm 2000. Tỉ trọng của khu vực FDI trong tổng sản lượng điện phát ra đã tăng vọt từ 5,4% năm 2005 lên gần 30% năm 2009.

“Kiêu binh”

Theo TS Lê Đăng Doanh,  khung pháp lý hiện nay cho hoạt động của tập đoàn không rõ ràng. Một số tập đoàn đặt trực tiếp dưới quyền lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm nhân sự, phê duyệt kế hoạch. Vai trò giám sát của một số bộ giảm rất nhiều.
 
Một số trường hợp có cách ứng xử như kiêu binh. “Tôi được chứng kiến trong một số cuộc tọa đàm, lãnh đạo tập đoàn tỏ ra thiếu tôn trọng lãnh đạo bộ, thái độ rõ là kiêu binh.
 
Tôi đề nghị phải có khung pháp lý rõ ràng, bình đẳng và phải tôn trọng pháp luật một cách nghiêm túc, không thể trực thuộc Thủ tướng thì các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm giám sát không tiếp cận được. Ở Vinashin đã hai lần hoãn không thanh tra” - TS Lê Đăng Doanh bức xúc kiến nghị.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo