Ông Ngọc nhấn mạnh: “Không có hy vọng nào về sự kỳ diệu vì rất nhiều khả năng những hạt lúa này đã lọt vào khu di chỉ khảo cổ Thành Dền. Do vậy, Bộ NN - PTNT dừng tham gia và hỗ trợ đối với việc này vì câu chuyện đã khép lại”. Theo ông Ngọc, lúc đầu, Bộ NN-PTNT cho rằng việc hạt lúa 3.000 năm nảy mầm là điều viễn tưởng nhưng thấy các nhà khảo cổ quá kỳ vọng nên bộ cũng muốn làm rõ về mặt khoa học. “Trên thế giới chưa từng xảy ra trường hợp nào như vậy” – ông Ngọc thừa nhận.
TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp (Bộ NN - PTNT) - cơ quan trực tiếp chăm sóc, gieo trồng những hạt “lúa cổ” - khẳng định kết quả phân tích cho thấy rõ ràng đây không phải là những hạt “lúa cổ”. Có thể những hạt lúa này xuất hiện do sự sơ sót của các nhà khảo cổ. “Chúng tôi quyết định dừng việc nghiên cứu vì nó không có ý nghĩa gì cả” – ông Hàm nói. Theo ông Hàm, một hạt lúa tồn tại trong điều kiện tự nhiên sau 50 - 100 năm mà vẫn trổ bông thì đã quá phi thường, đằng này tận 3.000 năm là điều không thể.
Bình luận (0)